Phân tích dữ liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu tại công ty TNHH UpViet (Trang 34)

II. Quỹ khen thưởng phúc

2.3.1 Phân tích dữ liệu sơ cấp

• Số phiếu điều tra phát ra và thu về: • Số phiếu phát ra: 10

• Số phiếu thu về: 10

• Kết quả tổng hợp phiếu điều tra:

Các khoản phải thu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH UpViet chủ yếu là phải thu của khách hàng.

Qua các phiếu điều tra thu về, tình hình nợ phải thu của doanh nghiệp tăng cao, bởi một số nguyên nhân sau:

- Do kinh tế - tài chính của Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, khủng hoảng tài chính và nợ công ở châu Âu chưa được giải quyết, khách hàng gặp khó khăn về tài chính không thể thanh toán hợp đồng là nguyên nhân chủ yếu của các khoản nợ phải thu.

- Do doanh nghiệp khi kí kết hợp đồng mua bán với các khách hàng quen thuộc đã không dự tính được những thiệt hại có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục.

- Do sự biến động về tỷ giá đặc biệt là giữa VNĐ và USD gây ra khó khăn cho khách hàng trong việc thanh toán hợp đồng. Khách hàng này là một số công trình, hạng mục công trình mà có vốn đầu tư của nước ngoài.

- Do khách hàng chưa chứng minh được khả năng thanh toán, năng lực tài chính để xin cấp tín dụng thương mại. Nhiều khách hàng giấu thông tin thật, dung khoản nợ tín dụng của công ty để thanh toán cho nơi khác gây nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Khi phát sinh các khoản thu khó hồi tất nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Theo đánh giá ta thấy, khi phát sinh các khoản thu khó đòi, 100% ý kiến được hỏi đều cho rằng vốn bị chiếm dụng. Bên cạnh đó cũng gây cho doanh nghiệp tốn kém chi phí để theo dõi khoản nợ đó. Điều này ảnh hưởng không tốt đến một doanh nghiệp mà lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là xây dựng, nhu cầu vốn lớn, thu hồi vốn nhanh.

Tổng hợp các phiếu điều tra, hầu hết những người được hỏi đều cho rằng chính sách tín dụng của công ty là tương đối tốt. Công ty luôn áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng đối với các khách hàng quen thuộc hoặc dựa trên việc xác minh được phẩm chất tín dụng của khách hàng, trên cơ sở đó đưa ra các tiêu chuẩn tín dụng hợp lý. Từ việc đánh giá vị thế tín dụng của từng khách hàng mà công ty áp dụng một chính sách tín dụng hợp lý đối với từng khách hàng. Các hình thức bán chịu hàng có tỷ lệ chiết khấu mà công ty thường áp dụng như 2/10 net 30, 2/10 net 60, 3/10 net 45…Khách hàng được hưởng 2% (hay 3%) chiết khấu trong thời gian 10 ngày kể từ khi giao hàng, hoặc phải trả 100% số tiền trong thời hạn 30, 45 hay 60 ngày…Đây là hình thức bán hàng phổ biến được doanh nghiệp áp dụng cho các khách hàng của mình. Ngoài ra doanh nghiệp cũng áp dụng hình thức thanh toán theo tháng, theo mùa vụ hoặc theo ngày ghi trên hợp đồng…Thông thường tỷ lệ chiết khấu tăng, doanh số bán tăng, công ty nhận được ít hơn trên mỗi đồng doanh số bán ra nhưng giảm được chi phí thu tiền và nợ khó đòi. Công ty đang dần hoàn

thiện chính sách tín dụng bằng cách xây dựng hợp lý các điều kiện bán hàng như tỷ lệ chiết khấu và thời hạn thanh toán đối với từng khách hàng.

Công ty thực hiện hoạt động kiểm soát khoản phải thu bằng cách uỷ quyền cho các ngân hàng như Ngân hàng MB, BIDV, VIBank,…và các tổ chức tín dụng khác tiến hành các thủ tục pháp lý đòi nợ. Bán nợ cũng là một trong các hình thức thu hồi nợ của công ty. Tuy nhiên, nghiệp vụ quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp còn những hạn chế nhất định, đặc biệt là đối với khoản phải thu khó đòi. Có lẽ đây là hạn chế lớn đối với một doanh nghiệp mà lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là xây dựng cũng như đối với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế Việt nam vốn quen cơ chế tập trung, bao cấp.

Đối với những khoản phải thu khó đòi, chính sách đôn đốc, thu hồi nợ của công ty còn chưa hiệu quả do còn những bất cập trong công tác quản lý, cũng như trình độ nhân sự của doanh nghiệp.

Tập hợp ý kiến của các cán bộ tại công ty:

Kết quả tổng hợp cho thấy, các nhà quản trị công ty đang áp dụng một số biện pháp sau để quản trị khoản phải thu như:

- Tìm hiểu thông tin về khách hàng bằng nhiều kênh khác nhau như thông qua hệ thống ngân hàng, qua đại sứ quán Việt Nam tại các nước...để nắm rõ tình hình tài chính của khách hàng, của ngân hàng người mua để đánh giá chính xác vị thế tín dụng của khách hàng , từ đó đưa ra chính sách tín dụng hợp lý cho khách hàng.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các khoản nợ. Nếu có nợ khó đòi thì phải trích lập dự phòng.

- Nhờ các cơ quan pháp luật can thiệp đối với các khách hàng chây ì, không thanh toán tiền hàng.

- Tăng cường trao đổi thông tin, đàm phán với nhà đầu tư nước ngoài trên tinh thần hai bên thẳng thắn, chia sẻ với những khó khăn của nhau, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh.

Kết quả tổng hợp một số vấn đề cấp thiết cần giải quyết liên quan đến quản trị khoản phải thu tại công ty bao gồm:

- Tăng cường giám sát, đôn đốc quá trình thanh toán của khách hàng đối với các hợp đồng đã triển khai trong năm tiếp theo.

- Phải để cho toàn thể công ty từ ban lãnh đạo đến các bộ phận có liên quan biết tầm quan trọng của công tác thu hồi nợ. Đây là trách nhiệm của cả tập thể chứ không phải chỉ riêng bộ phận kế toán.

- Nghiên cứu và hợp tác chặt chẽ với các ngân hàng Việt nam để có được những chính sách tín dụng hợp lý cho khách hàng..

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu tại công ty TNHH UpViet (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w