Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương - Chi nhánh Thái Bình (Trang 61)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI QTDTW CHI NHÁNH THÁI BÌNH

3.2.4. Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin

Trong thời đại ngày nay, thông tin có thể được tiếp cận bằng nhiều phương thức và nhiều công cụ khác nhau. Do đó, những ai có khả năng khai thác những thông tin cần thiết một cách chính xác kịp thời sẽ nhanh chóng giành được phần thắng, nhất là trong thời đại cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Trong ngành tài chính, tín dụng, ngân hàng, thông tin ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng rất cần thiết khi khối lượng khách hàng ngày càng đông đảo và ở các lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt là tất cả các bước trong quy trình tín dụng từ thẩm định, giám

sát quá trình sử dụng vốn đến quá trình thu nợ đều cần có một hệ thống thông tin toàn diện mới có thể thực hiện tốt.

Xuất phát từ thực tiễn trên, Chi nhánh cần hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thông tin theo hướng sau:

Về chất lượng thông tin thu thập

Hiện nay, QTDTW Chi nhánh Thái Bình chủ yếu thu thập thông tin thông qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng và qua các báo cáo tài chính mà khách hàng cung cấp. Đây là nguồn thông tin dễ tìm kiếm và có chi phí thấp, tuy nhiên mức độ chính xác lại rất thấp, không đáng tin cậy. Vì vậy, QTD cần mở rộng thêm phạm vi thu thập thông tin, trong đó cần chú ý đến các nguồn sau:

Thứ nhất là nguồn thông tin được điều tra trực tiếp tại doanh nghiệp. QTD cần nắm bắt được tiến độ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, quan hệ của doanh nghiệp với các đối tác khác (đặc biệt là những doanh nghiệp bán nguyên vật liệu và doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp xin vay), trách nhiệm và thái độ của công nhân trong công việc, quan hệ của công nhân viên với ban lãnh đạo như thế nào… Qua việc tìm hiểu và kiểm tra lại số liệu từ những doanh nghiệp này, QTD có thể thấy được khá nhiều vấn đề về thanh toán, chất lượng, số lượng sản phẩm cho tới sự đáng tin cậy hay uy tín và khả năng của doanh nghiệp vay vốn.

Thứ hai, nguồn thông tin từ các báo cáo tài chính là rất quan trọng nhưng yêu cầu cần phải có kiểm toán cho nguồn số liệu này. Nếu các số liệu này là chính xác thì đây không những là cơ sở tốt để đánh giá tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà còn cho phép QTD dự đoán được lợi nhuận tạo ra, làm cơ sở cho việc hoàn trả nợ.

QTD nên chủ động thành lập riêng cho mình một bộ phận chuyên làm nhiệm vụ khai thác, tập trung và lưu trữ các thông tin cần thiết để tạo điều kiện cho việc sử dụng thông tin có hiệu quả.

Thứ ba là nguồn thông tin có được từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) và của cả hệ thống QTDTW Việt Nam, đây là một nguồn thông tin rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, do mới thành lập nên hệ thống này còn

những thông tin chính xác và kịp thời hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Về phân tích thông tin

Không chỉ thu thập thông tin chính xác và đầy đủ mà cán bộ tín dụng cần phải biết cách phân tích các thông tin thu thập được để có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn và kịp thời. Tuỳ theo quy mô và đặc trưng riêng của từng loại doanh nghiệp mà TCTD có những cách phân tích khác nhau. Nhưng mục đích cuối cùng đều là đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai, khả năng trả nợ của doanh nghiệp trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. TCTD có thể thuê các chuyên gia tư vấn và thẩm định về các chỉ tiêu đó để có được những kết quả chính xác nhất, bảo vệ quyền lợi cho cả TCTD và khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương - Chi nhánh Thái Bình (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w