Các chỉ tiêu đánh giá định lượng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương - Chi nhánh Thái Bình (Trang 30)

2.3.1.2.1. Quy mô kết cấu nguồn vốn huy động

Như ở trên đã phân tích, nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng trưởng khá tốt qua các năm, đặc biệt năm 2011 tăng đến 43,38%.

Nguồn vốn huy động phân theo 2 hình thức: huy động theo kỳ hạn và huy động phân theo đối tượng.

Bảng 5: Quy mô và tốc độ huy động vốn của QTDTW Chi nhánh Thái Bình (đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn huy động 278.137 100% 398.786 100% 446.630 100% I. Phân theo kỳ hạn 1. Không kỳ hạn 0.85 0.3% 1.595 0.4% 2.054 0.46% 2. Có kỳ hạn 277.287 99.7% 397.191 99.6% 444.576 99.54%

II. Phân theo đối tượng

1. Tiền gửi điều hòa các

quỹ cơ sở 37.879 13.62% 109.871 27.55% 99.866 22.36% 2. Tiền gửi dân cư 235.666 84.73% 286.181 71.76% 342.565 76.7% 3. Tiền gửi các tổ chức 4.592 1.65% 2.734 0.69% 4.199 0.94 %

(nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2010-2012)

Huy động vốn phân theo kỳ hạn:

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn huy động chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. Lượng tiền tăng đều qua các năm, năm 2011 tăng 169.904 tỷ đồng, tăng 74.75% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng khoản tiền gửi này là do Quỹ đã khôi phục được lòng tin đối với người gửi tiền, năm 2010 lượng tiền gửi có kỳ hạn sụt giảm nghiêm trọng do nền kinh tế gặp khó khăn, lạm phát tăng cao cùng với

sự cạnh tranh gay gắt của các TCTD khiến cho lãi suất liên tục thay đổi, tâm lý người dân trở nên hoang mang, không biết gửi vào đâu thì an toàn và có khả năng sinh lời cao, vì thế khi năm 2011 đã ổn định trở lại, khôi phục lòng tin đối với người gửi tiền nên nguồn tiền huy động mới gia tăng mạnh như vậy. Đến năm 2012, lượng tiền này đã tăng lên mức là 444.576 tỷ đồng tăng 11.93% so với năm 2011. Tiền gửi không kỳ hạn tuy chỉ chiếm 1 tỷ trọng nhỏ nhưng nhìn chung là tăng đều qua các năm.

Huy động vốn phân theo đối tượng

Phân theo hình thức này thì huy động vốn bao gồm: Tiền gửi của dân cư, tiền gửi điều hòa các quỹ cơ sở, tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng. Dựa vào bảng số liệu thì nguồn huy động lớn nhất là từ dân cư, chiếm trên 70% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn tiền này tăng qua các năm nhưng số lượng không nhiều: Năm 2011 tăng 21.43% và năm 2012 tăng 19.7% so với năm trước. Cùng với tiền gửi từ dân cư thì tiền gửi điều hòa các quỹ cơ sở cũng tăng. Đặc biệt trong năm 2011 tăng từ 37,879 lên đến 109,831 tỷ đồng, tức là tăng 189,9%. Điều này cho thấy Quỹ vẫn còn hạn chế về khả năng độc lập, khoản tiền dự trữ để điều hòa các Quỹ cơ sở vẫn còn tăng. Tuy nhiên, đến năm 2012 khoản tiền này giảm xuống còn 99.866 tỷ đồng.

2.3.1.2.2. Dư nợ và kết cấu dư nợ

Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của một TCTD tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng như trung, dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của TCTD. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì dư nợ sẽ tăng, mức dư nợ của QTDTW Chi nhánh Thái Bình ngày một tăng được thể hiện qua bảng sau:

Dư nợ cho vay theo thời gian

Bảng 6: Tình hình dư nợ theo thời gian

(đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh

2011/2010

So sánh 2012/2011

Ngắn hạn Số tiền 280.988 300.772 319.161 7.04% 5.5% Tỷ trọng 82.18% 79.52% 75.65% Trung và dài hạn Số tiền 60.929 77.427 102.787 27.08% 35.15% Tỷ trọng 17.82% 20.47% 24.36%

(nguồn: Bảng cân đối kế toán của chi nhánh năm 2010-2012

Biểu 4: Cơ cấu dư nợ theo thời gian

(đơn vị: tỷ đồng)

Trong hoạt động tín dụng các khoản cho vay ngắn hạn được coi là có tính thanh khoản và độ an toàn cao hơn so với cho vay trung, dài hạn. Vì thế, qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy Chi nhánh cho vay ngắn hạn là chủ yếu, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với trung, dài hạn. Năm 2010, dư nợ ngắn hạn đạt 280.988 tỷ đồng, chiếm 82.18%%, sang năm 2011 đạt 300.772 tỷ đồng, tăng 7,04% so với năm 2010. Năm 2012 chỉ tiêu này tiếp tục tăng thêm 6.11%, đạt mức 319.161 tỷ đồng. Tuy vậy, 3 năm gần đây tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm dần, năm 2010 giảm xuống còn 82,18%, năm 2011 còn 79,52% và năm 2012 chỉ còn 75.65%. Cho vay ngắn hạn có đặc điểm thu hồi nợ nhanh nên dư nợ ngắn hạn giảm xuống là do các khoản nợ ngắn hạn đã được thu hồi đúng thời hạn. Điều này đã làm cho vốn của Chi nhánh có thể quay vòng nhanh, giảm thiểu rủi ro và giúp Chi nhánh quản lý

các khoản cho vay ngắn hạn một cách dễ dàng đồng thời chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo.

Trong những năm gần đây, dư nợ tín dụng trung, dài hạn ngày một tăng cả về quy mô lẫn chất lượng, tuy nhiên dư nợ cho vay này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của chi nhánh. Năm 2010, dư nợ trung dài hạn là 60.929 tỷ đồng, năm 2011 là 77.427 tỷ đồng, tức là tăng 27.08%. Năm 2012 đạt 102.787 tỷ đồng, tức là tăng 32.35% so với năm 2011. Tỷ trọng của loại dư nợ này năm 2010 là 17.82%, năm 2011 là 20.47% và năm 2012 là 24.36%, dù đã tăng về quy mô những vẫn tương đối thấp. Mặc dù, Chi nhánh đã có nhiều sự cố gắng nhưng cần nỗ lực hơn nữa để có thể tăng tỷ trọng cũng như quy mô của tín dụng trung và dài hạn từ đó có thể tăng đáng kể thu nhập để có thể kéo theo lợi nhuận của Quỹ tín dụng cũng tăng theo.

Dư nợ cho vay theo đối tượng

Bảng 7: Tình hình dư nợ theo đối tượng

(đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tổng dư nợ 341.917 378.199 421.948 10.61% 11.57% Cho vay QTD cơ sở Số tiền 247.941 286,168 333.001 15.42% 16.37% Tỷ trọng 72.51% 75.67% 78.92% Cho vay các TPKT Số tiền 93.976 92.031 88.947 -2.07% -3.35% Tỷ trọng 27.49% 24.33% 21.08% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(nguồn: Bảng cân đối kế toán của chi nhánh năm 2010-2012)

Biểu 5: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng

(đơn vị: tỷ đồng)

(TPKT). Năm 2010, dư nợ cho vay QTD cơ sở là 247.941 tỷ đồng, đến năm 2011 tăng 15.42% lên 286.168 tỷ đồng và sang năm 2012 thì dư nợ này đạt mức 333.001 tỷ đồng, tức là tăng 16.37%. Dư nợ cho vay các QTD cơ sở vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của chi nhánh, khoảng 75%. Điều này có thể giải thích vì trong thời gian này vốn hoạt động các QTD thành viên còn yếu và để thực hiện đúng nhiệm vụ của QTDTW đề ra là phải điều hòa vốn, chăm sóc hỗ trợ và tư vấn nghiệp vụ tín dụng cho các Quỹ thành viên.

Nhìn vào số liệu trên bảng và biểu đồ có thể thấy dư nợ cho vay các TPKT cũng có xu hướng giảm, giảm nhẹ. Năm 2010, dư nợ này đạt 93,976 tỷ đồng, nhưng sang năm 2011 và năm 2011 đã giảm xuống là 92,031 tỷ đồng và 88.947 tỷ đồng. Những năm tới chi nhánh sẽ phải có phương hướng để thay đổi cơ cấu cho vay, từng bước nâng cao uy tín và tạo cho các Quỹ thành viên 1 cơ sở vững chắc để độc lập kinh doanh.

Dư nợ có tài sản đảm bảo

Bảng 8: Tình hình dư nợ có tài sản đảm bảo (TSĐB)

(đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tổng dư nợ 341.917 378.199 421.948 10.61% 11.57% Có TSĐB Số tiền 265.706 302.064 351.187 13.68% 16.26% Tỷ trọng 77.71% 79.87% 83.23% Không có TSĐB Số tiền 76.211 76.135 70.761 -0.1% -7.06% Tỷ trọng 22.29% 20.13% 16.77%

(nguồn: bảng cân đối kế toán của chi nhánh năm 2010-2012)

Qua bảng số liệu ta thấy, Chi nhánh đang từng bước thực hiện đầy đủ các nguyên tắc và điều kiện tín dụng cho vay, giảm dần tỷ trọng cho vay không có TSĐB thay vào đó là tăng tỷ trọng cho vay có TSĐB. Khi cho vay không có TSĐB là Chi nhánh đã phải cân nhắc tìm hiểu về khách hàng, khách hàng có thể vay trong trường hợp này là những doanh nghiệp lớn có uy tín. Tuy vậy, trong nền kinh tế hiện nay với rất nhiều các phức tạp, không ổn định để đảm bảo cho chất lượng tín dụng ngày một nâng cao, tránh được những rủi ro không mong muốn thì Chi nhánh

càng phải đảm bảo đúng các nguyên tắc cho vay cũng như điều kiện tín dụng. Vì thế, việc cho vay bằng TSĐB ngày một tăng và luôn chiếm hơn 70% tổng dư nợ. Cụ thể là năm 2010, dư nợ có TSĐB là 265,706 tỷ đồng, chiếm 77,71% tổng dư nợ. Năm 2011 đạt 302,064 tỷ đồng, chiếm 79,87% và tăng 13.68% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 351.187 tỷ đồng, tăng 16.26% và chiếm 83.23% tổng dư nợ. Cùng với sự tăng lên về tỷ trọng dư nợ có TSĐB, dư nợ không có TSĐB ngày một giảm xuống. Năm 2010 chiếm 22.29% ,năm 2011 là 20,13% và năm 2012 chỉ còn 16.77% trên tổng dư nợ, tương đương với 70.761 tỷ đồng. Có thể thấy dư nợ không có TSĐB đang giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng.

2.3.1.2.3. Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là hoạt động chủ yếu của bất kỳ một TCTD nào. Sự chuyển hoá vốn tiền tham gia vốn tín dụng cho nhu cầu của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, tổ chức, cá nhân…trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với các TCTD mà còn đối với cả nền kinh tế. Bởi vậy cho vay tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của các TCTD từ đó bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh. Nhận thức được điều đó QTDTW Chi nhánh Thái Bình đã nỗ lực tìm kiếm khách hàng, mở rộng sản xuất kinh doanh tới mọi tầng lớp xã hội và luôn lấy chất lượng tín dụng làm mục tiêu để đảm bảo phục vụ khách hàng là tốt nhất.

Doanh số cho vay theo thời gian

Bảng 9: Tình hình doanh số cho vay theo thời gian

(đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh

2011/2010

So sánh 2012/2011

Doanh số cho vay 761 1192 1,569 56.64% 31.63% Ngắn hạn Tỷ trọngSố tiền 81.53%620.41 989.3683% 1265.2480.64% 59.47% 27.88% Trung, dài hạn Số tiền 140.59 202.64 303.76 44.14% 49.90% Tỷ trọng 18.47% 17% 22.36%

Biểu 6: Tình hình doanh số cho vay theo thời gian

(đơn vị: tỷ đồng)

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy doanh số cho vay tăng khá nhanh qua 3 năm. Năm 2010 chỉ tiêu này 761 tỷ đồng, đến năm 2011 đã tăng lên là 1192 tỷ đồng, tức là tăng 56.65% và năm 2012 tăng so với năm 2011 là 31.63%, lên đến 1569 tỷ đồng. Điều này cho thấy, chi nhánh đã nỗ lực không ngừng mở rộng tìm kiếm các khách hàng mới, bên cạnh đó luôn tạo quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống để đảm bảo cho doanh số cho vay của Chi nhánh luôn đạt đúng chỉ tiêu cũng như để nâng cao chất lượng tín dụng.

Trong hoạt động tín dụng thì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn, trên dưới 80% tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là việc cho vay ngắn hạn dễ hơn cho vay các khoản trung, dài hạn nhất là trong khâu thẩm định. Ngoài ra cũng vì nguồn vốn ngắn hạn chiếm đa số trong tổng nguồn doanh số cho vay của Chi nhánh. Năm 2010 đạt 620.41 tỷ đồng, chiếm 81.53% tổng doanh số cho vay; năm 2011 tăng thêm 368.95 tỷ đồng, tăng 59.47% so với năm 2010; năm 2012 đạt 1265.24 tỷ đồng, tăng 27.88% so với năm trước, lúc này tỷ trọng trong tổng doanh số là 80.64%.

Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung, dài hạn có tăng về số lượng và về tỷ trọng cũng tăng lên. Điều này được lý giải là do Chi nhánh tập trung và thu hút các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ sản xuất kinh doanh

tại địa bàn…Cụ thể năm 2010, doanh số cho vay trung và dài hạn là 140.59 tỷ đồng, chiếm 18.47% tổng doanh số cho vay. Năm 2011, doanh số này đạt 202.64 tỷ đồng, chiếm 17%. Năm 2012 tăng lên đến 303.76 tỷ đồng và tỷ trọng cũng tăng theo là 22.36%. Đây là tín hiệu tốt của chi nhánh trong việc cân đối các khoản cho vay cũng như là tìm kiếm nguồn lợi nhuận.

Doanh số cho vay theo đối tượng

Bảng 10: Tình hình doanh số cho vay theo đối tượng

(đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tổng doanh số cho vay 761 1,192 1,569 56.64% 31.63% QTD cơ sở Số tiền 570.5 904.92 1,259.28 58.62% 39.16% Tỷ trọng 74.97% 75.92% 80.26% Các TPKT Số tiền 190.5 287.08 309.72 50.7% 7.89% Tỷ trọng 25.03% 24.08% 18.74%

(nguồn: số liệu của phòng kế toán-ngân quỹ năm 2010-2012) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào cơ cấu cho vay, ta vẫn thấy chi nhánh cho QTD cơ sở vay là chủ yếu. Năm 2010, doanh số cho vay QTD cơ sở là 570.5 tỷ đồng, chiếm 74.97% tổng doanh số. Năm 2011 đạt 904.92 tỷ đồng, chiếm 95.92% và tăng 58.62% so với năm trước. Năm 2012, doanh số này là 1,259.28 tỷ đồng, tăng 354.36 tỷ đồng, tức là tăng 39.16% so với năm 2011. Nguyên nhân là cho vay các QTD thành viên là nhiệm vụ mà QTDTW giao cho Chi nhánh phải thực hiện nên đây là khoản cho vay đã được đảm bảo bởi sự điều hoà vốn của QTDTW. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn tăng cho vay các thành phần kinh cả về quy mô lẫn chất lượng là do Chi nhánh đang thực hiện việc đa đang hoá các hình thức, các đối tượng vay vốn từ đó để mở rộng thị phần. Năm 2010, doanh số cho vay các TPKT là 190.5 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên đến 287.08 tỷ đồng, tức là tăng 50.7% so với năm 2011 và năm 2012 tăng 7.89% % tương đương với 22.64 tỷ đồngso với năm 2011.

Các TCTD có chức năng là trung gian giữa bên đi vay và bên cho vay. Tiền TCTD huy động từ các dân cư, các TPKT, các TCTD khác… đều phải trả lãi. Đó là chi phí mà TCTD sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế. Vì vậy ngược lại khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của TCTD thì cũng phải trả lãi. Phần lãi này để TCTD bù đắp cho phần chi phí đi vay. Hoạt động cho vay là hoạt động phát sinh rất nhiều rủi ro, đồng vốn cho vay có thể thu hồi hồi đúng hạn, hoặc quá hạn, hoặc cũng có thể không thu hồi được. Vì vậy công tác thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn được Chi nhánh đặt lên hàng đầu, bởi một TCTD muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng vào công tác thu hồi nợ sao cho đồng vốn được sử dụng một cách hiệu quả nhất, không bị thất thoát. Giảm thiểu rủi ro và đảm bảo được chất lượng tín dụng

Doanh số thu nợ theo thời gian

Bảng 11: Tình hình doanh số thu nợ theo thời gian

(đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Doanh số thu nợ 726 1,156 1,524 59.23% 31.83% Ngắn hạn Số tiền 605.124 963.47 1,239.58 59.21% 28.6% Tỷ trọng 83.35% 83.35% 81.34% Trung, dài hạn Số tiền 120.876 192.53 284.42% 59.27% 47.73% Tỷ trọng 16.65% 16.65% 18.66%

Biểu 7: Tình hình doanh số thu nợ theo thời gian

(đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của một TCTD. Cùng với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của Chi nhánh cũng tăng đều hàng năm. Tuy là một Chi nhánh mới thành lập nhưng qua đây đã khẳng định Chi nhánh Thái Bình đã quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ để đảm bảo chất lượng tín dụng ngày một nâng cao. Năm 2010, doanh số thu nợ đạt 726 tỷ đồng. Năm 2011 tăng 59.23% lên 1,156 tỷ đồng so với năm 2010. Năm 2012 tăng khá cao: 30.83%, tương đương với 368 tỷ đồng so với năm 2012.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Quỹ tín dụng nhân dân Trung Ương - Chi nhánh Thái Bình (Trang 30)