Giải pháp trong quản lý rác thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Điện Biên Phủ (Trang 83)

- Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, địa hình, giao thông, kinh

4.4.1.Giải pháp trong quản lý rác thải sinh hoạt

4.4.1.1. Đối với cộng đồng dân cư

Hiện nay rác thải của thành phố chủ yếu phát sinh từ các hộ dân cư do đó để công tác quản lý được tốt thì trước hết ý thức của người dân phải được nâng cao, các thói quen cũ cần thay đổi. Vì vậy với những cộng đồng dân cư thôn, xóm và phường, xã ta nên xây dựng những “Mô hình truyền thông môi trường”

Các mô hình truyền thông được thực hiện thông qua các chi hội như: Hội phụ nữ, Đoàn Thanh Niên, hội Cựu chiến binh…

Các nội dung truyền thông gồm: ô nhiễm môi trường do chất thải sinh hoạt; Chất thải từ hoạt động sản xuất; Tập quán và thói quen sinh hoạt; Sản xuất sạch… và các nội dung khác mang thông điệp phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi

trường. Truyền tải các thông điệp trên đến với người dân qua hệ thống loa phát thanh của thôn (bản), qua băng rôn, tranh cổ động... và thông qua các chương trình như: Thứ 7 hàng tuần toàn dân xuống đường dọn vệ sinh làm sạch đẹp đường phố; Ngày không sử dụng túi nilon, có thể tiến hành hàng tháng trên quy mô lớn (thành phố Điện Biên Phủ và trung tâm các huyện lỵ) để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của túi nilon và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người…

Công tác truyền thông phải được thực hiện thường xuyên với thời gian dài theo phương trâm “mưa dầm thấm lâu” nhằm giúp người dân có thể thay đổi hẳn các thói quen xấu cũ và hình thành những thói quen mới tốt hơn

4.4.1.2. Đối với hoạt động thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt * Hoạt động thu gom:

+ Tiến hành thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn

+ Tổ chức thu gom triệt để và kịp thời, đặc biệt là tại các khu chợ, khu du lịch và các cụm dân cư đông đúc. Lịch trình và cách thức thu gom cần được thường xuyên theo dõi để lựa chọn

phương thức phù hợp và giảm chi phí thu gom đến mức thấp nhất mà hiệu quả đạt được là cao nhất.

+ Kiểm soát, giám sát việc thải chất thải rắn ra môi trường, đảm bảo chất thải được thải đúng quy định.

+ Nâng cao vai trò và năng lực của Công ty môi trường Đô thị và Xây dựng, tăng số lượng xe chuyên dùng vận chuyển rác và quy hoạch các điểm đặt thùng thu gom rác công cộng.

+ Nâng cao năng lực thu gom, vận chuyển rác thải của các tổ vệ sinh môi trường ở các địa phương trong tỉnh.

+ Đối với công nhân thu gom rác, cần trang bị cho công nhân những kiến thức cơ bản về thành phần, cách phân loại, xử lý và thải bỏ rác thải hợp lý.

* Công tác xử lý:

+ quy hoạch bãi chôn lấp chất thải, xây dựng các bãi chôn lấp chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và đáp ứng được yêu cầu chôn lấp chất thải rắn tại địa phương (tối thiếu 25 năm).

+ Áp dụng các công nghệ phù hợp để xử lý chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Có các biện pháp xử lý nước rỉ rác tại các bãi rác, và các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường do các bãi chôn lấp cũ gây ra.

4.4.2. Các giải pháp liên quan đến cơ chế - chính sách

Trên cơ sở điều tra, phân tích hiện trạng quản lý CTRSH ở thành phố Điện Biên Phủ, để nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý CTRSH trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Giải pháp chiến lược lâu dài là bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý môi trường nhằm nâng cao năng lực quản lý môi trường nói chung và CTRSH nói riêng.

- Hằng năm Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch quản lý CTRSH trên toàn tỉnh, phối hợp chặt chẽ với UBND huyện, thị để thực hiện quản lý CTRSH

- Phải có biện pháp cụ thể ngăn cấm các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đổ chất thải ra ao, hồ, kênh, mương… và

đường phố. Tổ chức kiểm tra để xử lý các vi phạm theo luật BVMT và các pháp luật liên quan khác ở Việt Nam.

- Áp dụng nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, lượng tiền phải trả của mỗi hộ, mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào lượng chất thải họ thải ra.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại thành phố Điện Biên Phủ (Trang 83)