- Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, địa hình, giao thông, kinh
4.2.2. Hiện trạng thu gom,vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của TP Điện Biên Phủ
hoạt của TP. Điện Biên Phủ
4.2.2.1. Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại tỉnh Điện Biên [10]
Hiện nay, việc quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung và thành phố Điện Biên Phủ nói riêng là nhiệm vụ của các đơn vị chức năng trong hệ thống tổ chức BVMT ở địa phương. Mô hình quản lý CTRSH tại Điện Biên được thể hiện qua hình sau:
Các Sở khác UBND tỉnh UBND thành phố Sở Tài nguyên và Môi trường
Hình 4.3 : Mô hình quản lý CTRSH trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ
Trong đó:
- UBND tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước
- Sở TN và MT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường nói chung, trong đó có nhiệm vụ quản lý các loại chất thải nhằm BVMT. Sở Tài nguyên và môi trường có nhiệm vụ:
+ Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản pháp luật về hoạt động quản lý chất thải rắn; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hoạt động quản lý CTR và hướng dẫn thực hiện các văn bản liên quan đến môi trường.
Công ty MT-ĐT và XD Phòng TN và MT
+ Hướng dẫn tổ chức thu gom, xử lý CTR đúng quy định. Giúp UBND lập báo cáo về tình hình quản lý chất thải theo định kỳ hoặc đột xuất trên địa bàn tỉnh.
+ Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý CTR.
+ Phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các huyện trong việc lựa chọn vị trí bãi chôn lấp.
- Các Sở, Ban, Ngành khác có nhiệm vụ phối hợp với sở TN và MT trong quản lý CTR, cụ thể: Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp khoa học và công nghệ trong xử lý CTR; Sở Xây dựng chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh; Sở Văn hóa - Thông tin phối hợp với các cơ quan thông tấn báo, chí địa phương, với Sở Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm nhiệm của người dân trong thu gom CTR.
Và hiện nay, trên địa bàn thành phố, Công ty Môi trường đô thị và xây dựng Điện Biên được UBND thành phố hợp đồng thuê khoán trong việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa
bàn, kinh phí thu gom được sử dụng từ kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm cấp cho UBND thành phố và từ nguồn kinh phí thu từ các tổ chức cá nhân có phát sinh chất thải
* Cơ cấu tổ chức: - Địa chỉ:
Công ty Môi trường Đô thị và Xây dựng có trụ sở đặt tại SN 2, phố 4, phường Him Lam, TP. Điện Biên Phủ.
- Nhiệm vụ chính:
+ Thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải từ các hộ dân cư, khu vực chợ, nhà hàng, trung tâm thương mại và các điểm du lịch.
+ Quét dọn đường phố và phun nước chống bụi đường, khơi thông, nạo vét cống rãnh thoát nước đô thị.
+ Trồng và chăm sóc cây xanh, quản lý vườn hoa công viên đô thị, đảm bảo điện chiếu sáng đường phố.
- Năng lực thu gom rác của công ty:
+ Số lượng công nhân thu gom: 125 người (chia thành 8 tổ)
+ Số công nhân lái xe: 8 người
+ Số lượng xe rác chuyên dùng: 4 ô tô; 135 xe đẩy tay; 7 xe chuyên xúc, ủi rác thải.
4.2.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH
* Hiện trạng thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn thành phố
Hiện nay trên địa bàn thành phố gồm 7 phường và 2 xã với diện tích và mật độ dân số khá lớn, hàng năm CTRSH trong thành phố do Công Ty Môi trường Đô Thị và xây dựng trực tiếp thu gom, vận chuyển và xử lý. Nhưng do thiếu nhân lực, phương tiện vận chuyển cũng như thiếu kinh phí trong vệc tổ chức thực hiện thu gom rác nên công ty mới chỉ thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt tại 7 phường trong thành phố (trừ 2 xã Thanh Minh và xã Tà Lèng), với hiệu suất thu gom đạt 80%.
Lượng rác thải phát sinh tại khu vực thành phố nhìn chung được tiến hành thu gom, vận chuyển theo 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu rác được các công nhân VSMT ở từng phường thu gom từ các hộ dân, cơ quan, trường học…rồi vận chuyển tới các điểm tập kết trung tại mỗi phường. Giai đoạn 2, rác tại các điểm tập
kết được đổ vào xe ô tô chuyên chở rác của công ty Môi trường Đô thị và được vận chuyển vào bãi rác Noong Bua. Cụ thể như sau:
+ Giai đoạn 1: Lượng rác thải sinh hoạt do các hộ dân, các chợ, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thải ra được thu gom bằng xe đẩy tay, rác do các hộ dân hai bên đường cho vào bao, túi bóng sau đó được đổ vào một vị trí trên vỉa hè hoặc rìa đường
Hàng ngày đội công nhân VSMT của công ty Môi trường đô thị tiến hành đi quét và thu gom rác lên các xe đẩy tay.
- Thời gian thu gom rác: rác được thu gom 2 lần/ngày + Sáng: từ 3 giờ 30 đến 6 giờ
+ Tối: từ 18 giờ 30 đến 23 giờ
Sau đó xe rác được vận chuyển đến các điểm tập kết chung tại mỗi phường.
+ Giai đoạn 2: Rác tại các điểm tập kết được công ty Môi trường vận chuyển đến bãi rác Noong Bua. Công ty môi trường đô thị với 125 công nhân thu gom chia làm 8 tổ mỗi đội phụ
trách thu gom, vận chuyển rác thải của một phường nhất định; công ty có 4 xe ô tô tải 6 tấn/xe vận chuyển rác thải. Mỗi ngày vận chuyển khoảng trên 40 tấn rác vào bãi rác Noong Bua. Lượng rác thải thu gom tại các phường được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.7 : Lượng rác thải trung bình thu gom tại các phường
trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ
STT Tên phường Lượng rác thu gom (tấn/ngày) 1 Phường Mường Thanh 11,6
2 Phường Tân Thanh 7,7
3 Phường Him Lam 9,54
4 Phường Thanh Bình 3,43 5 Phường Nam Thanh 4,25 6 Phường Thanh
Trường
2,64 7 Phường Noong Bua 1,91
Tổng 41,06
Qua bảng số liệu trên lượng rác thải được công ty Môi trường thu gom khá lớn là 41,06 tấn/ngày.Với lượng rác lớn như trên TP.Điện Biên cần phải có những biện pháp xử lý thích hợp, hiệu quả.
Từ bảng 4.5 và 4.7 ta có được bảng 4.8 về tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại các phường thành phố Điện Biên Phủ
Bảng 4.8: Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt tại các phườngTP. Điện Biên Phủ STT Tên phường Lượng rác phát sinh (tấn/ngày) Lượng rác thu gom(tấn/ngày ) Tỷ lệ (%) 1 Phường Mường Thanh 14,47 11,6 80,16
2 Phường Tân Thanh 8,22 7,7 93,6
3 Phường Him Lam 10,84 9,54 88
4 Phường Thanh Bình 4,39 3,43 78,13
5 Phường Nam Thanh 6,05 4,25 70,08
6
Phường Thanh
7 Phường Noong Bua 2,39 1,91 80
Tổng 50,16 41,06 80
(Nguồn: Kết quả điều tra, 2012)
Hình 4.4: Tỷ lệ thu gom rác thải tại các phường trên địa bàn TP.Điện Biên Phủ
Qua bảng và hình ta thấy tỷ lệ rác thải thu gom ở các phường, là khá cao trung bình tỷ lệ thu gom khoảng 80%. Trong đó có tỷ lệ thu gom cao là phường Tân Thanh (93,6%) và Him Lam (88%), có tỷ lệ thu gom thấp là hai phường Nam Thanh (70,06%) và Thanh Trường (69,1%), có thể thấy tỷ lệ thu gom rác thải cao thường tập trung ở những phường gần trung tâm, những phường xa trung tâm tỷ lệ thu gom lại thấp hơn. Lượng
rác thu gom của các phường chưa có sự đồng đều. Đòi hỏi chính quyền thành phố phải có sự đầu tư hơn nữa về nhân lực vật lực để công tác thu gom đạt được hiệu quả cao nhất.
Về việc thu phí vệ sinh môi trường ở các phường hiện nay cũng có nhiều vấn đề nảy sinh như: các hộ dân còn phàn nàn về việc mức lệ phí không phù hợp với từng gia đình nhà ở xa, ở gần, ít rác, nhiều rác nhưng tiền thu lại như nhau.. Mức thu phí rác thải như sau: theo quy định là 3000 đồng/người/tháng
Đối với trường học, các hộ kinh doanh chợ thì có sự khác nhau tuỳ theo lượng rác và theo quy định của các cấp quản lý như:
Các cơ sở kinh doanh, buôn bán cá nhân tùy thuộc vào mức thuế khác nhau có mức phí từ 15.000 – 100.000 đồng/hộ/tháng. Các trường học phổ thông, nhà trẻ, mẫu giáo là 100.000 đồng/trường/tháng. Khách sạn, nhà nghỉ mức phí thu theo số lượng phòng nghỉ là 100.000 – 200.000 đồng/đơn vị/tháng.
Mức phí rác thải trên địa bàn các phường ở TP. Điện Biên Phủ dựa theo quy định chung của UBND thành phố.
Hiện tại toàn bộ lượng rác của TP. Điện Biên Phủ được thu gom và vận chuyển đến bãi rác Noong Bua để xử lý.
Bãi rác Noong Bua nằm ở tổ dân phố 3 phường Noong Bua, cách trung tâm thành phố 3 km. Là nơi tiếp nhận toàn bộ chất thải rắn do Công ty Môi trường đô thị và xây dựng thu gom tại khu vực thành phố và trung tâm huyện Điện Biên.
- Tổng diện tích bãi rác là 2 ha, trong đó 1,6 ha là diện tích chứa rác, 0,24 ha là diện tích hồ chứa nước rỉ rác, phần còn lại là đường bao.
- Khả năng chứa: có thể chứa rác thải thêm gần 2 năm nữa.
- Lượng rác tiếp nhận: 150 m3, tương đương 50 tấn/ngày. Tại đây, rác thải được xử lý bằng hình thức chôn lấp. Khi rác được tập kết vào bãi, máy ủi tiến hành san ủi và nén chặt, sau khoảng 4 – 5 ngày tiến hành san gạt một lớp đất mỏng lên bề mặt để thúc đẩy quá trình phân huỷ rác và hạn chế tác động tới các vùng lân cận. Tuy nhiên, do đây là bãi rác hở không được thiết kế đạt tiêu chuẩn môi trường nên lượng nước rỉ rác
phát sinh trong quá trình phân huỷ hiện nay đang làm ô nhiễm môi trường trong khu vực. Do vậy, trong thời gian tới cần quy hoạch các bãi chôn lấp hợp vệ sinh với thời gian sử dụng tối thiểu là 20 năm.