- Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, địa hình, giao thông, kinh
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
TP. Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Điện Biên có diện tích tự nhiên là 6.424,65 ha, chiếm 0,67% diện tích tự nhiên của tỉnh Điện Biên, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 21021’ đến 21028’ vĩ độ Bắc và từ 102059’ đến 103005’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp xã Thanh Nưa và Nà Tấu (huyện Điện Biên).
- Phía Đông Nam giáp Xã Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông).
- Phía Đông Giáp Xã Mường Phăng (huyện Điện Biên). - Phía Tây Giáp xã Thanh Nưa và Thanh Luông (huyện Điện Biên).
Nằm ở vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng an ninh của vùng Tây Bắc, có sân bay Điện Biên và quốc lộ 279, 12 chạy qua. TP. Điện Biên Phủ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Điện Biên. Đây là cửa ngõ giao lưu sang Lào qua cửa khẩu Tây trang và lên phía Bắc với tỉnh Lai Châu.(dự án: “Quản lý môi trường tại các khu bảo tồn, khu du lịch tỉnh Điện Biên”)[11].
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo, địa chất
Địa hình khu vực TP. Điện Biên Phủ là một thung lũng được lấp đầy bởi trầm tích dốc tụ tương đối bằng phẳng, dốc nghiêng về phía Tây, rộng khoảng 150 km2 ở độ cao 500m so với mặt nước biển. Địa hình lượn sóng thường xen kẽ các đồi thấp, độ dốc nhỏ, các tầng phong hóa dày, có nơi tới 10 - 20m. Địa hình cao ở phía Đông Bắc và Đông Nam với các đỉnh xấp xỉ 1000m ở các xã Thanh Minh và phường Noong Bua ở đây có các phần sót của bề mặt bóc mòn không hoàn toàn ở độ cao dưới 1000m xen kẽ các sườn bóc mòn các cấp khác nhau. Dọc thung lũng sông Nậm Rốm có các vạt tích tụ aluvi nhỏ, không
ổn định. Địa hình khu vực trung tâm thành phố tương đối bằng phẳng.
Trong khu vực có đá bazan cấu tạo hạnh nhân, oglomerat được lộ ra ở khu vực sân bay Mường Thanh và trong các lỗ khoan ở phạm vi trũng Điện Biên Phủ. Đá này bị phong hóa mạnh mẽ tạo ra lớp vỏ phong hóa màu đỏ đặc trưng, dày. Các trầm tích Đệ tứ phân bố lớn nhất ở trũng Điện Biên chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo sông Nậm Rốm. Các đá thuộc phức hệ Điện Biên Phủ như diorit thạch anh, granodiorit, granit biotit- horblend lộ ra với diện tích lớn ở Thanh Minh, Noong Bua. Phức hệ phia Bioc gồm đá granodiorit, granit biotit, granit hai mica lộ ra ở phía Đông Bắc thành phố Điện Biên Phủ [11].
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn [11]
+ Đặc điểm khí hậu: Thành phố Điện Biên Phủ có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi có mùa đông lạnh. Suốt mùa đông lạnh và khô hanh, mùa hè mưa nhiều. Khí hậu mang đặc trưng rõ nét của khí hậu lục địa thung lũng giữa núi với sự dao động của nhiệt độ rất mạnh trong ngày đã tạo cho khí hậu thành phố những nét riêng biệt
- Tổng số giờ nắng đạt 2000 - 2035 giờ/năm
- Về nhiệt độ, nhiệt độ trung bình năm của thành phố đạt 22- 22,20C. Nhiệt độ trung bình dao động mạnh trong năm với biên độ đạt gần 100C. Tháng (XII) có nhiệt độ trung bình thấp nhất đạt 16,30C. Tháng (VI) có nhiệt độ trung bình lớn nhất đạt 26,10C.
- Lượng mưa năm trong khu vực dao động trong khoảng 1500-1600mm/năm, thuộc chế độ mưa vừa. Mùa mưa dài 6 tháng (IV-IX) với lượng mưa chiếm 86% lượng mưa năm. Mùa khô dài 4 tháng (XI-II), trong đó có 2 tháng hạn, tuy nhiên không có tháng kiệt.
- Hướng gió: Có 2 hướng gió chính thịnh hành theo mùa, gió Bắc và Đông Bắc thổi vào mùa đông từ tháng X-III năm sau, thường khô hanh, khi gặp gió Tây Nam thường xảy ra mưa phùn, sương muối, sương mù ảnh hưởng xấu tới sản xuất và sinh hoạt của người dân. Gió Đông Nam thổi vào mùa hè từ tháng IV-IX mang theo nhiều hơi ẩm và thường gây ra những trận mưa rào. Ngoài ra hàng năm vào các tháng (III,IV,V) còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào) khả năng gây ảnh
hưởng rất lớn đến sản xuất Nông – Lâm nghiệp trên địa bàn thành phố.
+ Chế độ thủy văn: TP. Điện Biên Phủ chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn sông Nậm Rốm và các nhánh sông Nậm Khẩu Hu và Nậm Cọ
Sông Nậm Rốm là dòng chính chảy qua thành phố với tổng lượng nước chảy qua thành phố là 303,7 triệu m3/ năm. Các nhánh sông trong đó sông Nậm Khẩu Hu là nhánh hữu ngạn lớn nhất của sông Nậm Rốm bắt nguồn từ ngọn núi ở độ cao 1900 m, sông Nậm Cọ bắt nguồn từ độ cao 1000 m
Chế độ dòng chảy năm phụ thuộc vào chế độ mưa nên phân thành hai mùa rõ rệt. Mùa lũ chiếm 85% lượng nước cả năm (tháng VIII chiếm 20%), mùa cạn chiếm 15% lượng nước cả năm.
4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên [11]
- Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của TP. Điện Biên Phủ là 6.427 ha, là một thung lũng nằm trong khu vực vùng núi phía Bắc nên địa hình chủ yếu là đồi núi, tài nguyên đất có 4 nhóm bao gồm: nhóm đất Phù sa có diện tích
1.562,30ha (chiếm 24,31% DTTN); nhóm đất Đỏ vàng có diện tích 4.670,58ha (chiếm 72,68% DTTN); nhóm đất Mùn- Đỏ vàng (đất Mùn- Feralit) có diện tích 146,47ha (chiếm 2,29% DTTN); nhóm đất Dốc tụ có diện tích 10,18ha (chiếm 0,15% DTTN). Trong đó hai nhóm đất Phù sa và đất Đỏ vàng có độ phì tự nhiên cao và màu mỡ được người dân khai thác và sử dụng để trồng lúa, hoa màu và các loại cây công nghiệp cho năng suất cao và hiệu quả.
- Tài nguyên nước: Nhìn chung nguồn nước mặt của khu vực thành phố không thiếu nhưng lại phân bố không đều trong năm, dòng chảy chính là sông Nậm Rốm, mùa lũ trên sông đến chậm hơn so với mùa mưa 1 tháng, kéo dài trong 5 tháng thời gian này lượng nước chiếm 80% tổng lượng nước năm. Tới mùa kiệt lượng nước trên sông chỉ chiếm 20% tổng lượng nước năm. Nguồn nước ngầm tập trung và có trữ lượng lớn tại thung lũng Điện Biên Phủ, ở độ sâu trung bình khoảng 40- 50m có mức độ giàu nước nhất.
- Tài nguyên sinh vật: TP. Điện Biên Phủ có thảm thực vật khá là phong phú, theo thống kê tại các điểm di tích lịch sử
có tới 272 loài, 219 chi, 180 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Hệ động vật có đầy đủ đại diện 4 lớp nhưng số lượng hạn chế không nhiều.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội TP. Điện Biên Phủ.
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế:[7] * Sản xuất nông nghiệp:
- Trồng trọt: Tổng diện tích đất cho trồng trọt là 106.102,6 ha trong đó diện tích cây hàng năm là 97.973,1 ha và diện tích trồng cây lâu năm là 8.129,5 ha.
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2010 đạt: 8.140,7 tấn, cụ thể như sau:
+ Sản lượng lúa: Đạt 7.203,4 tấn trong đó lúa Đông xuân (3.400,2 tấn), lúa Nương (204 tấn), lúa Mùa (3.599 tấn).
+ Sản lượng ngô, sắn: Ngô đạt 937,4 tấn, Sắn 360 tấn
- Chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: Chăn nuôi gia súc, gia cầm vẫn được duy trì và phát triển khá ổn định. Thể hiện qua số lượng đàn gia súc năm 2010 như: đàn trâu (1.048 con), đàn bò (396 con), đàn Lợn (17.586 con), đàn gà (193.654 con)
Nuôi trồng thủy sản với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 103,4 ha, sản lượng đạt 182,7 tấn
* Sản xuất lâm nghiệp:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của thành phố là 2.262,8 ha, trong đó: diện tích đất có rừng tự nhiên là 1.431,6 ha, diện tích đất có rừng trồng là 831,2 ha. Tổng sản lượng khai thác gỗ đạt 800 m3. Ngoài ra cũng khai thác các sản phẩm của rừng như mật ong, măng, rau...cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân
* Sản xuất công nghiệp:
Do tình hình giá cả khiến chi phí đầu vào của các sản phẩm công nghiệp cũng tăng cao, điều này làm cho ngành công nghiệp bị kìm hãm. Theo số liệu niên giám thống kê 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Điện Biên Phủ đạt 157.114 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghệp của thành phố đứng thứ nhất toàn tỉnh và chiếm 39% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh
- Thương mại, dịch vụ: Thương mại dịch vụ của TP. Điện Biên Phủ phát triển với tốc độ khá nhanh, theo số liệu niên giám thống kê năm 2010 tổng mức bán lẻ hàng hóa của thành phố đạt 845.294 triệu đồng (Chiếm 43,3% toàn tỉnh)
- Du lịch: Hoạt động du lịch của TP. Điện Biên Phủ đóng góp một phần lớn trong tổng doanh thu dịch vụ du lịch của cả tỉnh. TP.Điện Biên Phủ được ưu đãi có một môi trường không khí trong lành với các cảnh quan thiên nhiên đẹp và các giá trị văn hóa của các dân tộc như Thái, Mèo...đây là một tiềm năng lớn cần được khai thác và đầu tư của các cấp chính quyền để có thể phát triển hơn nữa tiềm năng này.
4.1.2.2. Văn hóa - xã hội [7] * Dân số và lao động:
Theo Niên giám thống kê 2010, TP. Điện Biên Phủ có tổng số lao động và dân số như sau:
Bảng 4.1 : Số lượng dân số và lao động đang làm việc của TP. Điện Biên Phủ
STT Hạng mục Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 - Nam 24.675 49,28 25.394 50,72 2 - Dân số thành thị 47.407 94,68 2.612 5,32 4 Tổng số 50.069 100
(Nguồn: Số liệu niên giám thống kê 2010)[7]
Qua bảng trên ta thấy số lượng dân cư sinh sống tại khu vực thành thị là khá lớn chiếm 94,68% tổng số dân cư của cả thành phố, điều đó thể hiện kinh tế của thành phố đang phát triển và đi lên, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về cả vật chất lẫn tinh thần cho bộ phận dân cư đang sinh sống trong thành phố. Tuy nhiên sự phân bổ dân cư giữa khu vực thành thị và nông thôn chưa đồng đều thể hiện dân số tại khu vực nông thôn chỉ chiếm 5,32% do đó vấn đề đặt ra cho thành phố là phải có chính sách phát triển kinh tế phù hợp để không tạo ra khoảng cách quá lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn.
* Giáo dục:
Là một tỉnh miền núi phía Bắc, địa hình chủ yếu là đồi núi, giao thông đi lại khó khăn lại nằm ở xa nên ngành giáo dục nói chung của tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên thành
phố Điện Biên Phủ là trung tâm là nơi giao lưu văn hóa, xã hội của tỉnh với các tỉnh trong khu vực do vậy mà nền giáo dục của thành phố sẽ có nhiều thuận lợi phát triển hơn so với các khu vực huyện trong tỉnh, với nhiều thuận lợi như vậy giáo dục của thành phố đã đạt được những thành tựu nhất định thể hiện qua số lượng trường, lớp, giáo viên...
Bảng 4.2 : Số trường, số lớp và số phòng học của TP. Điện Biên Phủ Đối tượng Số trường Số lớp Số phòng Số giáo viên Mẫu giáo 15 127 131 255 tiểu học 9 126 176 228 Trung học cơ sở 8 102 109 234 Trung học phổ thông 4 97 78 252 Tổng 36 452 494 969
(Nguồn: số liệu niên giám thống kê 2010)[7]
Theo số liệu niên giám thống kê 2010, thành phố Điện Biên Phủ có tỷ lệ xã/phường/thị trấn có trường tiểu học là 100%
* Y tế:
Trong những năm gần đây ngành y tế của thành phố Điện Biên Phủ được sự quan tâm của các cấp chính quyền nên số cơ sở y tế, giường bệnh cũng như số cán bộ ngành y, ngành dược liên tục tăng. Theo số liệu niên giám thống kê thì toàn thành phố có 14 cơ sở y tế gồm 4 bệnh viện, 1 phòng khám khu vực và 9 trạm y tế xã, phường với số cán bộ hoạt động trong ngành y tế được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.3 : Số cán bộ ngành y tế và ngành dược của TP. Điện Biên Phủ
STT Số cán bộ ngành y
1 Bác sĩ Y sĩ Y tá Nữ hộ sinh
145 277 240 57
2 Dược sĩ cao cấpSố cán bộ ngành dượcDược sĩ trung cấp Dược tá
19 63 5
( Nguồn: Số liệu niên giám thống kê 2010)[6].