I. Những giải pháp phát triển thương hiệu Techcombank.
2. Đối với nội bộ Techcombank.
2.5. Định hình văn hoá đặc sắc cho thương hiệu Techcombank.
Mỗi sản phẩm muốn có một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí, trong trái tim công chúng thì sản phẩm đó phải tự tạo ra cho mình một sự khác biệt, một nét văn hoá riêng có của mình. Nét văn hoá đó giống như một nhân vật có tính cách, có trang phục riêng, và dĩ nhiên sẽ chiếm được tình yêu riêng của một nhóm đối tượng nhất định. Một anh chàng tài hoa, có phong cách lịch lãm sẽ là một mẫu hình lý tưởng với các cô gái trẻ trung, thích lối sống lãng mạn và bay bổng.
Techcombank với định vị của mình là một phong cách trẻ trung, hiện đại và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ngoài màu đỏ đen của logo, Techcombank chưa tạo ra được những dấu hiệu gì lớn nhằm thể hiện tính cách cho mình. Như vây, chẳng khác gì một người nhút nhát khoác trên mình một chiếc áo cá tính. Đó là một điều phí phạm.
Vì vậy, điều thiết yếu cần phải làm của Techcombank, đó là, xây dựng ngay một tính cách, một nét văn hoá đặc sắc cho riêng mình thông qua một chương trình thống nhất từ bộ mặt điểm giao dịch, các nhân viên, đến các chương trình truyền thông Marketing cụ thể.
Về mặt hệ thống nhận diện của Techcombank có thể nói tương đối hoàn chỉnh, song về tác phong nhân viên, trình độ nghiệp vụ còn chưa đạt yêu cầu. Vậy, cần có một cuộc tuyên truyền, vận động nhằm tạo ra một cao trào tự điều chỉnh ý thức và tinh thần trách nhiệm của toàn bộ các thành viên trong ngân hàng .
Thứ nữa, các chương trình truyền thông thương hiệu của Techcombank do chiếm phần chi phí quá lớn trong ngân sách của Techcombank. Vì vậy, các phương
tiện truyền thông kết hợp với các ý tưởng đã được chọn lọc, sự cân nhắc về thời gian thực hiện và ngân sách phân bổ cho chúng cần được điều hoà sao cho phù hợp, điều quan trọng nhất là chúng cần thực hiện theo một mạch chiến lược dài hạn và nhất quán.
Sự nhất quán đó sẽ tạo ra một cơn sốt hay chí ít thì cũng là một ấn tượng riêng cho Techcombank. Hình ảnh Techcombank sẽ được khắc hoạ qua nhiều khía cạnh hỗ trợ nhau một cách hài hoà, từ đó tạo nên một khung tranh văn hoá hoàn chỉnh cho bản thân ngân hàng trong tâm trí công chúng cũng như khách hàng mục tiêu.
II.Kiến nghị riêng
Hầu hết những giải pháp nói trên đều khó thực thi bởi một yếu tố rất quan trọng chi phối, đó là yếu tố ngân sách. Tuy Techcombank đang trong giai đoạn phát triển mạnh, trở thành 1 trong 4-5 ngân hàng TMCP tầm cỡ của Việt Nam, song, so sánh với các mô hình ngân hàng trên thế giới, thì Techcombank vẫn còn quá nhỏ, cần tập trung tài chính cho nhiều ban ngành khác. Chi phí phân bổ cho hoạt động Marketing và phát triển thương hiệu do vậy có phần hạn hẹp. Do vậy, để thương hiệu Techcombank thực sự trở thành một thương hiệu mạnh trong thị trường tài chính ngân hàng, em thấy ban quản trị Techcombank nên xem xét một vài kiến nghị sau:
1. Tăng cường ngân sách cho hoạt động Marketing và thương hiệu.
Vẫn biết rằng Techcombank đang cần tập trung ngân sách cho tiến trình mở rộng qui mô, còn nhiếu khoản chi phải cân nhắc. Song, công tác thương hiệu và Marketing thực sự cần được đầu tư mạnh hơn nhằm tạo ra những bứt phá cho Techcombank.
2. Bổ sung cán bộ thương hiệu 3. Một vài ý tưởng cá nhân
Em có một số ý tưởng mới nhằm bổ sung vào hệ thống giá trị hình ảnh cho Techcombank
- Sản phẩm mới: Tham Vọng Trẻ
Ý tưởng này của em xuất phát từ nhu cầu hiện tại của chính giới trẻ ( thường được gọi là Thế Hệ 8X )
Thế hệ 8X được coi là thế hệ năng động, sáng tạo và nhận được nhiều kỳ vọng từ xã hội. Bản thân các bạn trẻ 8X rất ham thích phiêu lưu, có khát vọng được khẳng định mình. Một bộ phận muốn thử sức trong kinh doanh. Bắt đầu bằng “làm ăn nhỏ”. Tuy nhiên các bạn cần một nguồn tài trợ.
Do vậy, em đề xuất sản phẩm: Tham Vọng Trẻ
định nếu bạn trẻ thuyết phục được ngân hàng bằng một dự án khả thi. Người bảo lãnh cho bạn sẽ là gia đình hoặc một người thứ ba có uy tín.
Lợi ích của sản phẩm này đem lại: Gây xôn xao trong giới trẻ, tạo cầu nối gần gũi giữa Techcombank với thế hệ trẻ. Điều này làm cho hình ảnh của Techcombank càng trở nên giống với cam kết thương hiệu hơn. Mặt khác, những bạn trẻ này trong tương lai sẽ trở thành khách hàng thân thiết của Techcombank vì mối quan hệ tốt đã được thiết lập từ thời trẻ. Họ có thể là chủ các hộ kinh doanh cá thể, hay các doanh nghiệp. Do vậy, sản phẩm này cũng có giá trị như một sự đầu tư vào tương lai.
- Một kênh phân phối mới: trao thẻ tận tay: các đại lý thẻ tại các trường ĐH, Trung học
Theo quan sát của em, hiện nay các bạn Sinh viên học sinh có nhu cầu sử dụng thẻ ATM rất cao do tính an toàn, tiện lợi và… hợp mốt của thẻ. Tuy nhiên, thông tin của họ về các ngân hàng nói chung, về sản phẩm thẻ thanh toán nói riêng là rất hạn chế do công tác quảng bá tuyên tryền của các ngân hàng còn yếu. Đa số họ chỉ biết thẻ ATM của ngân hàng Nông nghiệp. Do vậy em đề xuất ý kiến Techcombank tuyển cộng tác viên, vừa tuyên truyền quảng bà vừa phát triển thị trường thẻ cho Techcombank theo chế độ hoa hồng (giống như các đại lý mỹ phẩm Oriflame, Avon).
Thực ra một số ngân hàng đã thực hiện chương trình này song tổ chức chưa tốt nên không mấy thành công. Em đề nghị ngân hàng tuyển các đại lý là các Sinh viên tại các trường có nhu cầu tiềm năng cao như các trường ĐH Kinh tế, ĐH Ngoại thương, Học viện Ngân hàng… Các bạn sẽ thực hiện các thủ tục đăng ký và trao thẻ tận tay cho các bạn có nhu cầu sử dụng thẻ. Bằng cách này lượng thẻ phát hành sẽ tăng nhanh chóng.
- Đối với các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bán lẻ ( Gia đình trẻ, Nhà mới, Ôtô xịn, Thẻ thanh toán, Cho vay du học…) đặc biệt là với những sản phẩm chủ đạo cần có một chiến lược quảng bá rầm rộ hơn.
Các cuộc nghiên cứu đều cho thấy: khách hàng tín dụng bán lẻ biết đến các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng chủ yếu thông qua con đường họ chủ động đến ngân hàng tìm hiểu hoặc do người quen giới thiệu, chứ không qua các phương tiện truyền thông. Thứ hai, trước khi sử dụng sản phẩm dịch vụ, những khách hàng này thường không tìm hiểu thêm các sản phẩm tương tự của các ngân hàng khác. Đặc điểm khách hàng của các sản phẩm tín dụng bán lẻ tương đối giống khách hàng của các sản phẩm tiêu dùng thông thường. Do vậy, Techcombank nên tổ chức các chương trình quảng bá nhằm giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của mình thông qua
các phương tiện đại chúng như các sản phẩm tiêu dùng vẫn làm. Điều này các ngân hàng khác chưa làm, do vậy Techcombank sẽ đóng vai trò là người tiên phong, chắc chắn để lại ấn tượng sâu sắc trong công chúng.
- Đối với công tác chấn chỉnh tác phong nhân viên: thường xuyên tổ chức quan sát điều tra và đánh giá việc thực hiện các giá trị cam kết thương hiệu. Do các khách hàng vẫn phản ánh là một vài trường hợp các nhân viên có thái độ và tác phong làm việc chưa tốt. Do vậy, các cuộc khảo sát của ngân hàng cần được thực hiện thường xuyên hơn nhằm có những chấn chỉnh phù hợp. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền văn hoá kinh doanh cần được đẩy mạnh hơn giúp các nhân viên thấm nhuần tư tưởng của thương hiệu Techcombank.
- Đối với công tác chăm sóc khách hàng: Bổ sung nhân lực: Tuyển chuyên viên chăm sóc khách hàng đặc biệt. Có nhiệm vụ hàng tháng gọi điện thăm hỏi tình hình khách hàng, thiết lập mối quan hệ cá nhân thân thiết với khách hàng lớn, khách hàng quan trọng. Điều này sẽ tạo ra sự khác biệt rõ rệt so với các ngân hàng khác. Khách hàng sẽ có cảm giác ngân hàng có mối quan hệ mang tính chất cá nhân với khách hàng, mối quan hệ này sẽ tạo ra một tâm lý “ràng buộc tự nguyện” giữa khách hàng với ngân hàng. Có thể ngân hàng khác có các sản phẩm dịch vụ tương tự thậm chí lợi ích có phần vượt trội hơn Techcombank một chút thì khách hàng vẫn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Techcombank vì mối quan hệ “tình xưa nghĩa cũ”.
LỜI KẾT
Xây dựng và phát triển cho các Thương hiệu của Việt Nam đang là vấn đề mà bất cứ một nhà kinh doanh yêu nước nào cũng quan tâm và coi trọng. Ngân hàng là ngành dịch vụ không mấy mới mẻ ở Việt Nam, song chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây mới thực sự có dấu hiệu rõ nét của sự phát triển. Đặc biệt trong năm 2008 này, ngành ngân hàng thực sự trở thành một hiện tượng khi thị trường tài chính xuất hiện những diễn biến hết sức bất ngờ. Cổ phiếu ngân hàng đội giá tới mức kỷ lục do các nhà đầu tư chen chân nhau mua.
Thời điểm này, các ngân hàng tập trung các nỗ lực Marketing nhằm tăng tốc huy động vốn từ dân cư mở rộng quy mô của mình. Xây dựng thương hiệu trở thành một vấn đề vốn đã quan trọng nay càng thêm phần cấp thiết đối với các ngân hàng nếu muốn chiếm lĩnh một vị trí vững chắc trên thương trường. Em chọn đề tài “Xây dựng và phát triển thương hiệu Techcombank trong giai đoạn hội nhập” không ngoài mục đích nghiên cứu sâu sắc hơn vấn đề xây dựng thương hiệu trong ngân hàng. Tuy nhiên do hạn hẹp về thời gian và tài chính nên em còn vài vấn đề chưa nghiên cứu sâu được, nếu được tạo điều kiện em sẽ tiến hành một cuộc điều tra toàn diện nhận thức công chúng về thương hiệu các ngân hàng. Hy vọng dự định này của em sẽ được ủng hộ.
Hà Nội, ngày 20 tháng 2 năm 2009
Sinh viên Vũ Thị Thu Hương