I. Những giải pháp phát triển thương hiệu Techcombank.
2. Đối với nội bộ Techcombank.
2.3. Nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý thương hiệu
Trực tiếp làm công tác quản lý thương hiệu Techcombank chỉ có 4 chuyên viên. Ngoài ra có sự tham gia chung của toàn phòng Marketing và một số phòng ban khác. Lợi thế của điều này đó là các chuyên viên vừa tiết kiệm được nhân lực, vừa kết hợp được các chương trình Marketing hỗ trợ phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, vấn đề của Techcombank cũng chính ở chỗ cán bộ quản lý thương hiệu còn kiêm nhiều nhiệm vụ Marketing khác, như PR, quảng cáo... khiến cho họ có sự pha trộn các nhiệm vụ, bản thân các chuyên viên không phân biệt nhiệm vụ thương hiệu với các nhiệm vụ khác như PR, vì vậy không tập trung sức mạnh nguồn nhân lực giành riêng cho phát triển thương hiệu được. Những ý tưởng lớn mang tính đột phá hầu như không có.
Công tác thương hiệu không thể đánh đồng với Marketing, giữa chúng phải thừa nhận là có mối quan hệ rất chặt chẽ nhưng không thể đồng nhất, vì vậy kiến nghị với ban quản trị cần có sự phân biệt rạch ròi về nhân sự cho công tác quản lý thương hiệu.
Trên thực tế, xuất phát từ quy mô ngân hàng và tình hình tài chính của Techcombank. Chi phí cần được đánh giá và phân bổ cho nhiều nhiệm vụ và phòng ban khác. Giải pháp cần xem xét đó là: khi nhân sự không thể tập trung riêng cho công tác thương hiệu thì trong phòng Marketing nên thường xuyên tổ chức các buổi họp nội bộ bàn riêng về vấn đề thương hiệu, nhằm nâng cao kiến thức về thương hiệu cho các chuyên viên, đồng thời thu thập và chọn lọc ý tưởng mới cho quá trình xây dựng phát triển thương hiệu.