Việc thực hiện quy chế, quy định chuyên môn 1 Soạn giáo án.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN 106/TTr VỀ NGHIỆP VỤ THANH TRA (Trang 28 - 29)

2.1. Soạn giáo án.

- Chưa nắm đưọc yêu cầu một giáo án, thường chỉ tóm tắt sách giáo khoa, chưa thể hiện được kế hoạch làm việc của thầy và trò trong tiết dạy.

- Chưa thể hiện rõ phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

2.2. Chấm bài, chữa bài.

- Không chuẩn bị biểu điểm.

- Chấm tùy tiện nên không chính xác, không công bằng.

2.3. Thực hành, thí nghiệm.

- Thiếu sáng kiến trong việc sưu tầm, tự tạo đồ dùng dạy học.

2.4. Tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Chưa vận dụng những điều đã được bồi dưỡng vào giảng dạy và giáo dục.

2.5. Vi phạm có hệ thống đối với quy định về dạy thêm, học thêm.IV. Thúc đẩy IV. Thúc đẩy

Nhiệm vụ thúc đẩy nhằm giúp GV phát huy nội lực, tạo điều kiện và định hướng cho đối tượng thanh tra, thể hiện trong các yêu cầu sau đây:

- Phát hiện và khẳng định những kinh nghiệm tốt của GV, tạo sự tự tin, đồng thời tìm cách phổ biến cho GV khác nhằm góp phần thúc đẩy hệ thống.

- Phát hiện những thiếu sót, yếu kém của GV, đưa ra những kiến nghị để GV khắc phục; mặt khác phát hiện những khó khăn khách quan để kiến nghị với nhà trường tạo điều kiện cho họ làm tốt nhiệm vụ.

- Phát hiện những thiếu sót, chưa hợp lý trong chương trình, sách giáo khoa, và quy định quản lý để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung nhằm thúc đẩy cả hệ thống.

Các kiến nghị đưa ra phải cụ thể, xuất phát từ thực tế đã quan sát được trong quá trình kiểm tra và trao đổi với GV, không đưa ra những kiến nghị có tính chất phương hướng lâu dài. Kiến nghị phải khả thi sao cho những đối tượng được kiến nghị có thể thực hiện được sau một thời gian nhất định.

Sau đây là những loại thiếu sót, khó khăn của GV thường gặp cần chú ý phát hiện để đưa ra kiến nghị :

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN 106/TTr VỀ NGHIỆP VỤ THANH TRA (Trang 28 - 29)