Về nghiệp vụ sư phạm

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN 106/TTr VỀ NGHIỆP VỤ THANH TRA (Trang 27 - 28)

1.1. Trình độ nắm chương trình và nội dung giảng dạy.

- Không nắm vững yêu cầu của chương trình; không xác định đúng trọng tâm bài dạy; không hiểu rõ mục đích yêu cầu của bài dạy; xây dựng chưa đúng mức các kiến thức, kỹ năng: chỉ dừng lại như yêu cầu đối với học sinh lớp dưới hoặc dùng kiến thức các lớp trên để xây dựng cho học sinh.

- Kiến thức, kỹ năng không chính xác, không hiểu hết nội dung sách giáo khoa, rập khuôn cứng nhắc theo sách giáo khoa. Không có hệ thống, không hợp logic. Truyền thụ một cách áp đặt kiến thức cho học sinh.

- Kiến thức cuộc sống nghèo nàn, lệch lạc không thích hợp. - Liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng tình cảm còn gượng gạo.

1.2. Trình độ vận dụng phương pháp.

Có nhiều tình huống khác nhau, nhưng cần chú ý các vấn đề sau đây:

- Phân phối thời gian không hợp lý, ít tạo điều kiện thời gian cho học sinh được làm việc. - Chọn ví dụ không thích hợp.

- Không quan tâm đến việc làm cho học sinh chủ động trong học tập, nghiên cứu, không biết dẫn dắt cho học sinh tự tìm tòi.

- Sử dụng các phương pháp không phù hợp đặc điểm học sinh và môn học. - Ngôn ngữ thiếu trong sáng.

- Ðặt vấn đề, lời chỉ dẫn, yêu cầu không rõ ràng.

- Trình bày bảng, trình bày thí nghiệm, đồ dùng dạy học chưa khoa học.

- Không chú ý rèn luyện phương pháp làm việc nói chung và phương pháp học tập môn học.

- Không quan tâm đến hiện tượng không đồng đều của học sinh trong nhịp độ làm việc trên lớp. Giảng dạy theo lối đồng nhất, không phân biệt mức độ yêu cầu đối với học sinh khá giỏi và học sinh yếu.

- Lúng túng trong việc tổ chức hoạt động theo nhóm.

- Không biết khai thác lỗi của học sinh để phân tích uốn nắn làm cho học sinh nắm chắc hơn kiến thức. - Lúng túng trong việc điều khiển lớp học, không làm chủ các tình huống.

- Ðánh giá kết quả của học sinh không chính xác.

- Hướng dẫn cho HS học ở nhà không rõ và không chu đáo.

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN 106/TTr VỀ NGHIỆP VỤ THANH TRA (Trang 27 - 28)