Ðánh giá chung khi kết thúc thanh tra

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN 106/TTr VỀ NGHIỆP VỤ THANH TRA (Trang 26 - 27)

5.1. Nguyên tắc đánh giá.

- Xếp loại trên nguyên tắc tổng hợp, không lấy mặt này bù mặt kia. Nếu có mặt đạt tốt thì được ghi nhận và biểu dương, không lấy kết quả đó bù vào những mặt còn yếu khác.

- GV được xếp loại nào thì cả hai nội dung 1 (trình độ nghiệp vụ sư phạm) và 2 (thực hiện quy chế chuyên môn) đều

phải được xếp từ loại đó trở lên, riêng nội dung 3 (kết quả giảng dạy) và 4 (thực hiện các nhiệm vụ khác của GV do

hiệu trưởng đánh giá) có thể thấp hơn một bậc.

5.2. Mức xếp loại.

Tốt: nội dung 1 và 2 đều đạt tốt, nội dung 3 và 4 đạt khá trở lên.

Khá: nội dung 1 và 2 đạt khá trở lên, nội dung 3 và 4 đạt yêu cầu trở lên. Ðạt yêu cầu: nội dung 1 và 2 đều đạt yêu cầu trở lên.

Chưa đạt yêu cầu: nội dung 1 hoặc 2 chưa đạt yêu cầu.

III. Tư vấn

Ðánh giá chính xác và khách quan là một biện pháp giúp đỡ đối tượng nhưng để giúp đỡ có hiệu quả hơn thì không chỉ dừng lại ở việc đánh giá, mà cán bộ thanh tra còn có nhiệm vụ tư vấn cho đối tượng, chỉ ra cho họ các biện pháp để cải thiện chất lượng giảng dạy. Cần chỉ ra những gì đối tượng hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ trong nội dung giảng dạy, trong việc thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo; chỉ ra những chỗ chưa hợp lý trong việc sử dụng những phương pháp dạy học và giáo dục, sự vận dụng phương pháp chưa sát với hoàn cảnh của lớp học và đưa ra những lời khuyên từ những kinh nghiệm của mình đã tích lũy được.

Tư vấn nhằm giúp GV:

- Tự phân tích các hoạt động sư phạm của mình.

- Tự đánh giá được khoảng cách giữa yêu cầu đặt ra đối với bài dạy với kết quả đạt đựợc, từ đó rút ra những bài học để cải thiện năng lực sư phạm.

- Phân tích trách nhiệm cá nhân và tập thể.

- Tăng khả năng tham gia vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục.

Ðể đạt được kết quả, khi trao đổi phải trên tinh thần đồng nghiệp, chân tình. Những nội dung tư vấn phải dựa trên thực tế đã quan sát được khi kiểm tra, phải trân trọng những thành tích, những sáng kiến của GV, những nội dung góp ý để giải quyết những khó khăn tồn tại phải khả thi, không mang tính áp đặt, phù hợp với hoàn cảnh công tác của GV, giải đáp được những băn khoăn của GV.

Sau đây là những vấn đề khó khăn, thiếu sót, yếu kém mà một số GV thường gặp, cần quan tâm phát hiện và trao đổi khi tư vấn:

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN 106/TTr VỀ NGHIỆP VỤ THANH TRA (Trang 26 - 27)