II. Tìm hiểu về hồ
2. Những biện pháp bảo vệ tính đa dạng sinh học
Như vậy, nếu không có những biện pháp khẩn cấp thì sang Thế kỉ XXI thế giới có thể mất đi hơn một triệu loài sinh vật, lớn hơn mọi sự tuyệt chủng trong lịch sử địa chất.
Cho đến nay nhân loại đã có nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ tính đa dạng sinh học : năm 1989 thế giới có 3514 khu bảo tồn với diện tích gần 4 triệu km2, hiện nay có hơn 8.500 công viên quốc gia và khu vực bảo tồn (7,8 triệu km2) chiêm 5% diện tích các châu lục.
Nhiều Công ước và tổ chức quốc tế ra đời nhằm bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ bị tuyệt chủng như : WWF ; CITES (Hiệp định quốc tế về buôn bán các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng). Các chuyên viên nghiên cứu cho rằng, để bảo vệ các loài thú như các hội nghị quốc tế quy định thì cần phải dành diện tích cho các khu bảo tồn đến 20% diện tích các châu lục.
Chiến lược bảo vệ thiên nhiên toàn cầu năm 2000 và các giai đoạn tiếp theo đã chỉ ra ba mục tiêu chính của tất các biện pháp bảo vệ thiên nhiên là: đảm bảo sử dụng lâu dài các giống, loài, các hệ sinh thái, khuyến khích các quá trình phát triển sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học.
Tài liệu tham khảo
1. Nghiêm Tố Viển – Thế giới khoa học – NXB Văn hoá thông tin. 2. Nguyễn Hữu Danh – Tìm hiểu hệ mặt trời – NXB Giáo dục.
3. Nguyễn Hữu Danh – Tìm hiểu thiên tai trên trái đất – NXB Giáo dục. 4. Người dịch : Nguyễn Văn Mậu – Quả đất – NXB Văn hoá thông tin. 5. Trần Anh Châu – Địa chất học đại cương – NXB Giáo dục.
6. Nguyễn Kim Chương – Địa lí tự nhiên đại cương –– NXB Giáo dục. 7. Lê Huỳnh – Bản đồ học – NXB Giáo dục.
8. XV.Kalexnik – Những quy luật địa lí tự nhiên – NXB Khoa học kĩ thuật Hà Nội. 9. Hoàng Ngọc Oanh – Nguyễn Văn Âu – Khí quyển thuỷ quyển – NXB Giáo dục.
10. Đoàn Mạnh Thế – Những mẩu chuyện lí thú về điạ lí tự nhiên – NXB Giáo dục.
11. Lê Minh Triết – Ngô Trương San – Các lục địa trôi dạt về đâu – NXB Khoa học Kĩ thuật Hà Nội. 12. Nguyễn Quang Riệu – Sông Ngân khi tỏ khi mờ – NXB Văn hoá thông tin.