Vùng "Vĩ độ ngựa" trên Trái Đất

Một phần của tài liệu Tư liệu dạy và học Địa lý 6 (Trang 25 - 26)

... Từ xa xưa, các thương nhân châu âu đã biết lợi dụng Tín phong thổi đều đặn quanh năm để giương buồm vượt biển đi buôn bán với Ấn Độ theo đường vòng qua cực Nam châu Phi. Vì vậy, Tín phong còn có tên là gió Mậu dịch. Cuối thế kỉ XV, đoàn thuyền của Crixtốp Côlông (Tây Ban Nha) cùng nhờ gió đó mà đi về phía Tây tìm ra châu Mĩ. Lúc đó họ vẫn tưởng quần đảo Trung Mĩ là miền Đông ấn Độ. Các thủy thủ trên thuyền rất ngạc nhiên khi thấy gió luôn đưa họ đi về phía Tây. Đến lúc cây cối trên các đảo họ đi qua cũng ngả cành về phía Tây, đó chính là hướng của Tín phong.

Tín phong tuy thổi từ dải cao áp chí tuyến về hạ áp xích đạo nhưng bản thân dải cao áp (vùng vĩ độ 30o – 35o ở mỗi nửa cầu) lại thường xuyên lặng gió, trời luôn trong xanh, không một gợn mây.

Những thứ mang trên các thuyền buồm của châu âu có cả ngựa. Mỗi khi đi qua vùng lặng gió, thuyền thường phải chờ hằng tuần may ra mới có một đợt gió thổi qua để dong thuyền đi tiếp được. Nhiều lần phải đợi gió quá lâu, nên ngựa hết cỏ ăn, đã bị chết đói và khát. Các thủy thủ đành vứt ngựa xuống biển. Xác ngựa nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Vì vậy, sau này vùng lặng gió đó được mang cái tên kì quặc là vùng “vĩ độ ngựa”.

Ngoài hai vành đai lặng gió ở các vùng chí tuyến ra, còn có một vùng nữa được coi là vùng lặng gió. Đó là vùng hạ áp xích đạo. Tuy nhiên, vùng xích đạo không hoàn toàn lặng gió, mà vẫn thường có gió nhẹ, hay đổi chiều. Trời cũng luôn có mây, buổi chiều và tối thường có mưa giông, nên vùng này cũng khác hẳn với vùng “vĩ độ ngựa”.

Bài 20

Một phần của tài liệu Tư liệu dạy và học Địa lý 6 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w