0
Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Vai trò của con người đối với độ phì trong lớp đất

Một phần của tài liệu TƯ LIỆU DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÝ 6 (Trang 37 -38 )

II. Tìm hiểu về hồ

2. Vai trò của con người đối với độ phì trong lớp đất

Đất là tài nguyên quý giá của loài người. Tổng số diện tích đất trên toàn thế giới (theo tài liệu thống kê 2001) là 14.900 triệu ha. Trong đó, diện tích dất không bị băng phủ là 13.564 triệu ha. Việc sử dụng đất tại các khu vực và từng quốc gia phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, trình độ khoa học kĩ thuật và tình hình phát triển kinh tế. Tại các nước phát triển, có tới 70% diện tích đất có tiềm năng canh tác đã được đưa vào sử dụng ; Trong khi đó ở các nước đang phát triển, con số đó mới chỉ đạt khoảng 36%. ở khu vực châu Á, tỉ lệ này đạt 92% còn ở Mĩ La tinh chỉ có 15% (so với tiềm năng diện tích đất nông nghiệp).

Hiện nay trong số trên 1600 triệu ha đất đã đưa vào sản xuất nông nghiệp có khoảng 14% diện tích đất cho năng suất cao, 28% năng suất trung bình và 58% năng suất thấp. Rõ ràng là đất xấu (cho năng suất thấp) đã chiếm tỉ lệ lớn. Tài nguyên đất đang đứng trước tình trạng suy thoái cả về số lượng và chất lượng.

Nguyên nhân chủ yếu là do việc sử dụng đất không hợp lí và quá mức (khai thác các đồng cỏ, chặt rừng làm rẫy, khai thác gỗ, củi...)

Hàng năm trên thế giới có khoảng 21 triệu ha đất bị suy thoái một phần hoặc hoàn toàn đến mức không trồng trọt được nữa ; 66 triêu ha đất bị nhiễm mặn do tưới tiêu không hợp lí, 6 – 7 triêu ha bị xói mòn mạnh.

Do sự phát triển của quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá trên thế giới, ngày nay đã có nhiều diện tích đất nông nghiệp ở đồng bằng, thung lũng phải sử dụng vào các mục đích khác. Ở nước ta, hàng năm con số đất bị mất cho việc xây dựng nhà cửa khoảng trên 10.000 ha, từ 1978 đến nay đã có trên 130.000 ha đất được sử dụng cho thuỷ lợi, 62.000 ha cho giao thông và 21.000 ha cho xây dựng công nghiệp.

Sự suy thoái về số lượng đất nông nghiệp trên thế giới đã làm giảm mức bình quân tính theo đầu người rất nhanh chóng. Năm 1800 là 1,42 ha/người. Năm 1970 còn 0,34 ha/người. Năm 1993 chỉ còn 0,26 ha/người và dự kiến đến năm 2008 chỉ còn 0,18 ha/người. ở Việt Nam, tình hình sử dụng đất canh tác chưa hợp lí. Một diện tích đất không nhỏ đã bị xói mòn và thoải hoá. Một diện tích lớn đất xấu chưa được cải tạo, trong đó có 460.000 ha đất cát.

+ Trong các vấn đề bảo vệ và phục hồi độ phì cho đất thì chống sự xói mòn đất là dạng chủ yếu và quan trọng nhất bởi tính không phục hồi của nó và những tác động phụ khác như bùn lắng làm ách tắc các dòng chảy, ảnh hưởng xấu tới giao thông, thuỷ điện và nghề cá. Xói mòn diễn ra mạnh mẽ nhất ở những nơi khí hậu có 2 mùa khô, ẩm trong năm, làm cho đất bị mất mùn và các chất dinh dưỡng khoáng, ngày càng nghèo kiệt, thậm chí trơ sỏi đá. Nước mưa chảy tràn trên mặt đất tạo sự rửa trôi trên mặt, tạo ra các khe rãnh, mương xói.... gây nên sự hạ thấp mực nước ngầm, làm lớp phủ thực vật nghèo và có thể biến mất, tăng hiện tượng sụt lở, trượt đất...

Thuỷ lợi, nông nghiệp và lâm nghiệp. Biện pháp lâm nghiệp tác dụng rất lớn đối với việc chống xói mòn. Phải bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, hạn chế tối đa phá rừng làm nương rẫy.

Biên pháp nông nghiệp: Là tăng lượng hữu cơ và chất dinh dưỡng cho đất, thâm canh nông lâm kết hợp... Biện pháp thuỷ lợi tác động thẳng vào đất nhằm làm giảm độ dốc, cải tạo bề mặt sườn, giữ nước giữ ẩm cho đất... xây các hồ đập chứa nước.

+ Bảo vệ đất, chống sự mặn hoá toàn cầu có tới 950 triệu ha (1/3 diện tích đất có thể trồng trọt) bị nhiễm mặn. Đất nông nghiệp thường bị mặn hoá do nước tưới bị bốc hơi, cần áp dụng biện pháp tưới nước hợp lí cung cấp lượng nước vừa đủ cho cây sử dụng, như tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới ngầm.

+ Chống sự hoang mạc hoá. Đất đai bị hoang mạc hoá chiếm tới 1/3 diện tích lục điạ (48 triệu km2). Khu vực bị hoang mạc hoá mạnh nhất là châu Á – Thái Bình Dương. Hoang mạc hoá đang đe doạ cuộc sống của hơn 850 triệu đến 1,2 tỉ người (năm 2000). Tại nhiều vùng của châu Phi, châu Á, Phía Tây Nam Mĩ... mỗi năm trên thế giới có khoảng 21 triệu ha bị hoang mạc hoá. Đây là nhiệm vụ cấp bách của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do việc sử dụng quá mức các đồng cỏ, chặt phá rừng, chăn thả súc vật bừa bãi khiến cho lớp phủ thực vật không còn khả năng phục hồi. Hiện nay trên thế giới, người ta tính cứ một phút trôi qua có 10 ha đất bị hoang mạc hoá. ở Việt Nam vùng Ninh Thuận, Bình Thuận là vùng điển hình cho điều kiện hoang mạc hoá. Hoang mạc hoá làm giảm sức sản xuất của đất. Để ngăn chặn hoang mạc hoá, ngoài những biện pháp cơ bản như : Thực hiện luân canh đồng cỏ, cấm chặt rừng, trồng cây giữ đất, tăng độ che phủ cho đất, chống nạn cát bay đang được tiến hành rất có triển vọng. Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo vệ đất và nước, có chính sách hỗ trợ giảm đói nghèo. Thiết lập một hệ thống quốc tế ứng phó khẩn cấp với hạn hán với trang bị đầy đủ về lương thực, thực phẩm, y tế, tài chính, giao thông.

Bài 27

Một phần của tài liệu TƯ LIỆU DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÝ 6 (Trang 37 -38 )

×