Mối quan hệ giữa các khái niệm

Một phần của tài liệu Một mô hình tạo khóa học thích nghi trong đào tạo điện tử (Trang 91)

Bảng 4.3: Quan hệ giữa nhiệm vụ và khái niệm

Nhiệm vụ Khái niệm

Xác định các thực thể Khái niệm thực thể Định nghĩa các thuộc tính của thực thể Thuộc tínhGiá trị

Miền giá trị Xác định thuộc tính khóa Phụ thuộc hàm Khóa Khóa chính Khóa ngoại Xác định quan hệ giữa các thực thể Quan hệ Quan hệ một - một Quan hệ một - nhiều Quan hệ nhiều - nhiều Định nghĩa các bảng Bảng Bản ghi Trường dữ liệu Giá trị Miền giá trị

Xác định các ràng buộc Ràng buộc toàn vẹnRàng buộc phạm vi bảng Ràng buộc phạm vi trường Chuẩn hóa dữ liệu

Dạng chuẩn Dạng chuẩn 1 Dạng chuẩn 2 Dạng chuẩn 3 Xây dựng câu truy vấn

Ngôn ngữ SQL Truy vấn tạo bảng

Truy vấn cập nhật dữ liệu Truy vấn trích rút thông tin

4.4 Phân tích thiết kế hệ thống ACGS

4.4.1 Mô hình ca sử dụngCác tác nhân của hệ thống gồm có: Các tác nhân của hệ thống gồm có:

Người học: Tác nhân người học đóng vai trò trung tâm của hệ thống. Khi tham gia hệ thống, người học có nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu của hệ thống như thực hiện các câu hỏi kiểm tra, làm các bài tập, tìm hiểu các nội dung và thực hiện các nhiệm vụ do hệ thống hướng dẫn.

Thiết kế khóa học: Người thiết kế khóa học tham gia vào hệ thống để cập nhật nội dung học, xây dựng hệ thống bài tập, câu hỏi kiểm tra đánh giá người học. Ngoài ra,

người thiết kế thực hiện xây dựng cơ chế thích nghi để lựa chọn nội dung học phù hợp với người học.

Quản trị hệ thống: Quản trị hệ thống tham gia hệ thống với vai trò quản lý người dùng và cấp phát quyền sử dụng các chức năng của hệ thống cho các người dùng trong hệ thống.

Hệ thống: Hệ thống dựa trên các thuộc tính của người học và cơ chế thích nghi, thực hiện việc lựa chọn các nội dung học phù hợp. Các chức năng chính của hệ thống bao gồm cập nhật profile của người học,xây dựng tiến trình và lựa chọn các nội dung học, hiển thị tiến trình và nội dung phù hợp với người học. Phân tích các ca sử dụng chính của tác nhân hệ thống và người thiết kế được trình bày trong Phụ lục A.

Người học Quản lý hệ thống Thiết kế Hệ thống Đăng ký Đăng nhập Thực hiện hoạt động học tập Trả lời câu hỏi

Xây dựng câu hỏi Quản lý người dùng

Xây dựng cơ chế thích nghi

Khai báo nội dung học

Cập nhật thông tin người học Tạo tiến trình học Lựa chọn hoạt động học tập Hình 4.5: Mô hình ca sử dụng 4.5 Thử nghiệm

Trong phần này trình bày qui trình và các kết quả thử nghiệm mô hình chúng tôi đã xây dựng. Chúng tôi tiến hành thử nghiệm hệ thống nhằm khẳng định tính đúng đắn của mô hình cũng như cho thấy mô hình có thể hoàn thiện để áp dụng triển khai thực tế. Trong phạm vi luận án, chúng tôi không tiến hành so sánh sự khác biệt giữa mô hình này khi áp dụng trong học trực tuyến và học truyền thống bởi mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu, cải tiến các hệ thống học thích nghi trong học trực tuyến.

Thêm vào đó, chúng tôi cũng thử nghiệm trên dữ liệu nội dung khóa học của một số hệ thống học thích nghi mà chúng tôi đã khảo cứu, để so sánh, đánh giá mục tiêu nghiên cứu mà chúng tôi đã đề ra. Các hệ thống học thích nghi mà chúng tôi khảo cứu chưa mô

hình hóa nội dung khóa học thông qua các khái niệm và nhiệm vụ mà chỉ mô hình nội dung khóa học thông qua các khái niệm.

4.5.1 Qui trình thử nghiệm

Chúng tôi thử nghiệm hệ thống ACGS và đánh giá các kết quả thử nghiệm theo qui trình sau:

1 Xây dựng mạng xác suất Bayes dựa trên mối quan hệ giữa các khái niệm, nhiệm vụ.

2 Đánh giá kiến thức của người học về môn học trước khi thực hiện các nhiệm vụ thông qua việc trả lời các câu hỏi.

3 Đánh giá kiến thức của người học trong qúa trình học tập thông qua kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập.

4 Sử dụng cơ chế thích nghi, đưa ra các nhiệm vụ, khái niệm người học không nhất thiết phải tham gia tìm hiểu dựa trên các giá trị định lượng kiến thức và mô hình nội dung học.

5 Phân tích, so sánh sự khác biệt về tiến trình học, nhiệm vụ của từng người học để đánh giá mức độ chính xác của mô hình thử nghiệm. So sánh kết quả trong việc định lượng kiến thức với mô hình khác.

Trong qui trình thử nghiệm, chúng tôi giả lập dữ liệu đầu vào cho bước 2 và 3. Chúng tôi sử dụng dữ liệu giả lập bởi một số lý do sau đây:

- Khó khăn trong việc đưa mô hình vào triển khai thực tế khi chưa có tính pháp lý cũng như sự thẩm định để có thể áp dụng thực tế. Chúng tôi có thể sử dụng sự tình nguyện của sinh viên sử dụng hệ thống. Tuy nhiên trong trường hợp này kết quả trả lời của họ không đúng với cách mà họ trả lời khi tham gia khóa học thực tế. - Cần số lượng người dùng đủ lớn (khoảng trên 500 người học), do đó khó khăn trong

việc tìm kiếm sinh viên tham gia thử nghiệm.

4.5.2 Xây dựng mạng xác suất cho khóa học thử nghiệm4.5.2.1 Mô hình mạng xác suất 4.5.2.1 Mô hình mạng xác suất

Chúng tôi xây dựng mạng Bayes gồm 40 nút như mô tả trong hình 4.6. Mối quan hệ giữa các nút mô tả mối quan hệ tiên quyết giữa các khái niệm, giữa các nhiệm vụ, cũng như giữa các khái niệm và nhiệm vụ, và ngược lại.

Một phần của tài liệu Một mô hình tạo khóa học thích nghi trong đào tạo điện tử (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)