Trong kỹ thuật flooding ở mục trước, một bộ đếm được sử dụng để quyết định xem liệu có nên broadcast lại gói tin hay không. Trong kỹ thuật flooding được giới thiệu trong mục này, khoảng cách tương đối giữa các nút trong mạng sẽ được dùng để đưa ra quyết định.
Giả sử rằng nút H nhận được gói tin broadcast đến lần đầu tiên là từ nút S. Nếu khoảng cách d giữa H và S là rất nhỏ thì H sẽ cho rằng sẽ có khả năng rất lớn rằng các nút hàng xóm của nó cũng nhận được gói tin này. Nếu d tăng lên thì khả năng này cũng giảm đi. Lại giả sử rằng trước khi gói tin được H broadcast lại, H lại nhận được một số gói tin tương tự. Gọi dmin là khoảng cách từ nút gần nhất gửi gói tin đến cho H thì trong kỹ thuật này, dmin chính là thước đo đánh giá liệu có nên broadcast lại gói tin hay không. Nếu dmin nhỏ hơn một khoảng cách làm ngưỡng D nào đó thì quá trình broadcast lại gói tin sẽ được H hủy bỏ. Hiện nay, việc chọn D sao cho quá trình flooding đạt được sự tối ưu là vấn đề phức tạp vì nó phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, giống như giá trị k và khoảng thời gian chờ của kỹ thuật flooding được nêu trong mục trước.
Nói chung, kỹ thuật này sẽ hoạt động theo năm bước sau:
S1. Khi nhận được một gói tin broadcast pkg lần đầu tiên, khởi tạo giá trị dmin cho nút. Nếu dmin < D, thực hiện bước S5. Trong S2, nếu lại nhận được pkg một lần nữa, tạm dừng việc chờ đợi và thực hiện S4.
S2. Chờ trong một khoảng thời gian nào đó; sau đó chuyển pkg vào hàng đợi các gói tin cần truyền và chờ cho đến khi gói tin thực sự được truyền đi. S3. Gói tin đã được truyền. Thủ tục chấm dứt.
S4. Cập nhật dmin nếu khoảng cách từ nút vừa gửi gói tin tương tự pkg nhỏ hơn dmin. Nếu dmin < D, thực hiện S5. Nếu không, phục hồi quá trình chờ ở S2. S5. Hủy bỏ việc truyền pkg nếu nó đã được chuyển vào hàng đợi cần truyền ở
S2. Như vậy, nút sẽ chặn việc broadcast lại gói tin pkg. Thủ tục chấm dứt. Trong mạng không dây, có một mối liên hệ mật thiết giữa cường độ tín hiệu nhận được và khoảng cách giữa nút gửi và nút nhận. Nói chung, nếu cường độ tín hiệu nhận được là càng nhỏ thì khoảng cách giữa hai nút gửi và nhận sẽ càng lớn; tỉ lệ này không cố định cho mọi mạng mà sẽ dựa vào một số yếu tố như môi trường vật lý, bước sóng mang hay chất lượng ăng ten… Do vậy, trong kỹ thuật này, chúng ta cũng có thể dùng độ đo và ngưỡng là cường độ của tín hiệu truyền gói tin nhận được để thay cho độ đo khoảng cách.
Ngoài ta, đối với kỹ thuật dựa trên khoảng cách, nếu chúng ta có thể đưa thêm thông tin về vị trí của các nút broadcast gói tin thì rõ ràng việc tính toán các giá trị khoảng cách (hoặc không gian bao phủ) sẽ chính xác hơn nhiều. Hiện nay, thông thường các nút trong mạng có thể trang bị thêm các máy thu GPS (Global Positioning System – Hệ thống định vị toàn cầu) để thu thập thông tin về vị trí của các nút khác
trong mạng. Đây cũng chính là cơ sở của một kỹ thuật flooding khác khá hiệu quả là kỹ thuật flooding dựa trên vị trí (location-based flooding).