Nhận định về sự phát triển của ngành Quản trị kinh doanh

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập CTY phần chế biến thuỷ sản xuất nhập khẩu Minh Cường Cà Mau (Trang 53)

2 .1 Đối tượng phỏng vấn

2.1.2.5.Nhận định về sự phát triển của ngành Quản trị kinh doanh

- Là ngành không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp và đang phát triển mạnh mẽ.

- Ngành Quản trị kinh doanh giúp công ty xây dựng và đưa ra những phương án kinh doanh phù hợp với công ty giúp công ty kinh doanh và phát triển.

- Là cánh tay đắc lực giúp Ban Giám đốc xây dựng và phát triển công ty.

2.1.2.6. Lời khuyên cho sinh viên sắp tốt nghiệp:

2.1.2.6.1. Lời khuyên chuyên môn:

- Chúng ta đều biết rõ rằng một người có một tấm bằng giỏi trên tay nhưng lại không có chút kinh nghiệm làm việc hay kĩ năng mềm nào thì chắc chắn anh ta sẽ không thể làm việc tốt bằng người có kinh nghiệm làm việc.

- Sẵn sàng học hỏi “Đi một ngày đàng học một sang khôn” là câu tục ngữ rất nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Con người từ khi sinh ra tới khi trưởng thành, đó là một quá trình học hỏi, quá trình tìm kiếm cái mới. Dù bạn là một tiến sĩ, hay một giáo sư thì bạn cũng không thể ngừng việc học tập lại. Vì thế hãy tận dụng mọi thời gian, mọi cơ hội để học mọi lúc mọi nơi.

- Hãy đọc sách nhiều nhất khi bạn có thể. Sách là một người bạn vô giá của chúng ta, người bạn mang đến cho chúng ta cả một thế giới, cả một nền văn minh của nhân loại. Bạn có thể thường xuyên đọc báo buổi sáng, đọc tin tức trực tuyến trên internet hay bất cứ một loại hình báo tin nào.

- Hãy tự tạo cho chính bản thân mình một thói quen đọc sách. Ngoài việc học hỏi từ sách báo, chúng ta cũng nên học hỏi từ những người thân xung quanh mình. Tạo hoá ban cho mỗi con người một đặc điểm riêng biệt chính vì thế mỗi con người ít nhất sẽ có một điểm mạnh, một ưu thế riêng.

- Đừng ngần ngại hỏi ai đó về kinh nghiệm, kĩ năng hay quá trình thành công của họ. Đó là một cách bạn giao tiếp với đối tượng đó và cũng là một cách để gom nhặt kiến thức cho chính bản thân.

- Hãy tận dụng thời gian tìm hiểu toàn bộ về công ty hay tổ chức của nó là chưa đủ nếu bạn chỉ quan tâm và tìm hiểu về bộ ngành, văn phòng mà bạn làm. Thay vào đó, bạn hãy tập trung tìm hiểu thông tin về toàn bộ công ty mà bạn định làm và đang làm.

- Bạn nên tập trung tìm hiểu công ty hoạt động như thế nào, nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi thành viên là gì, các bộ, ban ngành, các văn phòng cơ quan làm việc với nhau hiệu quả ra sao... và còn nhiều nhiều các câu hỏi khác.

2.1.2.6.2. Lời khuyên về kỹ năng giao tiếp:

- Cải thiện ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể đóng góp phần rất lớn vào thành công của quá trình giao tiếp vì thế đừng né tránh người đang nói chuyện với bạn. Duy trì một tư thế thoải mái, bất kể cho dù bạn là người nói hay người nghe.

- Luyện tập cách nói và thái độ khi nói khi nói, bạn cần phải rõ ràng và súc tích. Nói chuyện trực tiếp về những vấn đề quan trọng và không lãng phí thời gian vẽ ra những câu chuyện dài lê thê làm người nghe phân tán tư tưởng.

- Hãy luôn hỏi xem họ có hiểu những gì bạn nói hay không? Đồng thời luôn sẵn lòng để giải thích. Đừng mong đợi một người chỉ “biết” những gì bạn đang nói, cho dù là bạn hiểu về vấn đề đó rất tường tận thì người nghe chưa chắc đã thấu hiểu vấn đề giống như bạn..

- Ngoài ra, một trong những khía cạnh quan trọng nhất của giao tiếp bằng lời nói là khả năng thực hành kỹ năng lắng nghe tích cực. Việc này không có nghĩa chỉ là chủ động chờ đợi đến lượt mình nói. Mà hãy luôn ghi chú trong đầu về các điểm quan trọng khi người kia đang nói với bạn.

- Bằng cách đó khi bạn có cơ hội để nói, bạn có thể đưa ra phản hồi cho các vấn đề quan trọng nhất đang được bàn luận. Khi những người khác đang nói, hãy cố gắng suy nghĩ về những từ ngữ chính xác mà họ đang nói. Nếu bạn làm vậy, bạn sẽ hiểu và tiếp thu được hơn 75% so với thông tin bạn nghe được.

2.1.2.6.3. Lời khuyên về ngành nghề:

- Bạn nên mở rộng tầm nhìn: không nên nộp đơn tất cả vị trí công việc trống cũng như không nên bó hẹp khả năng của bản thân ở một vị trí đặc biệt nào đó trong một lĩnh vực rất cụ thể nào đó. Thực tế cho thấy trong thị trường việc làm hiện nay, bạn khó đạt được ví trí bạn mong muốn. Nhưng nếu bạn mở cho mình một phạm vi các công việc phù hợp rộng lớn hơn thì bạn có thể tìm thấy công việc dễ dàng.

- Vẫn có thể “thực tập” cho dù không còn là sinh viên: việc tìm công việc toàn thời gian cho sinh viên mới tốt nghiệp khá khó khăn và bạn nghĩ rằng mình đã qua lứa tuổi sinh viên để thực tập. Tuy nhiên nhiều công ty vẫn nhận tập sự dành cho những người đã ra trường. Đây cách tốt nhất để bạn tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế và đưa nó vào sơ yếu lý lịch.

- Thường xuyên thực hành phỏng vấn: bạn có thể nghỉ 1 buổi học trên lớp nhưng tìm kiếm công việc lại đòi hỏi bạn phải thực tập kỹ năng này một cách thường xuyên. Người phỏng vấn sẽ có thể biết được liệu bạn có chuẩn bị hay chưa qua cách bạn trả lời, đặc biệt khi bạn không có nhiều kinh nghiệm đi phỏng vấn, bạn sẽ rất dễ rơi vào lúng túng, ấp úng và gặp thất bại. Nếu bạn có sự chuẩn bị và tập trả lời câu trả lời một cách lưu loát, chắc chắn sẽ làm tăng đáng kể cơ hội có được một lời đề nghị việc làm.

- Hãy chắc chắn rằng tất cả những thông tin liên lạc như địa chỉ email, tin nhắn hộp thư thoại và các tài khoản trực tuyến đều thể hiện bạn là một người trưởng

thành,có đầy đam mê chứ không phải là một sinh viên đại học ưa tiệc tùng. Người sử dụng lao động tất nhiên sẽ có những nhận định cơ bản dựa trên những thông tin này.

- Đừng hoảng sợ, đừng nản lòng: bạn có thể mất kha khá thời gian cho việc tìm kiếm việc làm nhưng không có nghĩa là bạn sẽ bị thất nghiệp mãi mãi hoặc sống chung với cha mẹ của bạn đến khi 45 tuổi. Một công việc tốt sẽ đến với người có cố gắng, kiên trì, nỗ lực hết mình.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập CTY phần chế biến thuỷ sản xuất nhập khẩu Minh Cường Cà Mau (Trang 53)