Đổi mới sách giáo khoa, phương phá p chương trình dạy học và tổ

Một phần của tài liệu Giáo dục lịch sử dân tộc cho học sinh THPT tại Hưng Yên hiện nay qua khảo sát một số trường - thực trạng và giải pháp (Trang 27)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO

1.2.Đổi mới sách giáo khoa, phương phá p chương trình dạy học và tổ

kiểm tra, đánh giá

Về lâu dài, chương trình môn Lịch sử ở trường phổ thông triển khai sau năm 2015 nên vừa kế thừa vừa khắc phục những hạn chế của chương trình giáo dục hiện hành, có thể xây dựng theo phương hướng sau:

1 - Đối với sách giáo khoa Lịch sử, cần đổi mới nội dung theo hướng tinh giản, cần tập trung vào những nội dung trọng yếu. Nhắc lại lời người xưa “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”, “thà ít mà tốt” để định hướng cho nội dung chương trình lịch sử. Sách giáo khoa hiện nay được thực hiện trên tinh thần mong muốn cung cấp nhiều kiến thức mang tính hoàn chỉnh, toàn diện cho học sinh thì kết quả đã và đang đi ngược lại, phần lớn không đạt điểm trung bình và không hiếm điểm liệt tuyệt đối. “Cho nên cần có sự bàn tính thật cẩn thận nội dung của 2 bậc học

(Trung học cơ sở và THPT), có sự phân biệt thật rạch ròi mức độ giữa hai bậc học thì sự phân định kiến thức mới rõ ràng, luôn mang lại cho người học kiền thức mới, nâng cao mà không trùng lặp, không bị quá tải. Một chương trình được coi là nạng hay nhẹ cũng phần lớn thể hiện ở điều này. Và đây cũng là điều chưa được thể hiện rõ trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử của Bộ năm 2006” [10, 63]

2- Về phương pháp dạy và học, Luật giáo dục năm 2005 đã quy định: “Phương

pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [14, 20)].

Tâm lý chung của học sinh là không thích sự gò bó, giáo điều. Nhiệm vụ của người giảng dạy không phải là ra sức “nhồi nhét” kiến thức cho học sinh, mà quan trọng nhất là cung cấp cho người học về các kênh thông tin, phương pháp tiếp cận, nghiên cứu, để từ đó người học có thể chủ động về mặt kiến thức, tự rút ra kết luận đối với từng vấn đề. Cần khuyến khích tính chủ động, sáng tạo; dẫn dắt vấn đề sao cho có thể gây được niềm cảm hứng cho các em; cần sử dụng phương tiện hỗ trợ học tập một cách có hiệu quả và thường xuyên, nhất là những phương tiện hỗ trợ hiện đại như máy chiếu, đầu đĩa VCD, DVD v.v…

Sử dụng kênh hình, đồ dùng trực quan bao gồm mô hình, hiện vật, sa bàn, tranh ảnh,… trong dạy – học lịch sử. Cụ thể hơn như: công cụ chế tác bằng đồ đá, đồ đồng, trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng, xe thồ trong kháng chiến chống Pháp, đôi dép lốp Trường Sơn v.v… Thông qua đó học sinh sẽ có những hình ảnh chân thực về quá khứ và từ đó hình thành nên tư duy lịch sử đúng đắn.

“Theo số liệu khoa học mà UNESCO công bố thì khi nghe, học sinh chỉ nhớ 15% thông tin (nhiều kiến thức lại không phải là kiến thức cơ bản, chủ yếu); khi nhìn, các em ghi nhớ 25 % thông tin và việc nghe nhìn đem lại kết quả cao hơn: 65 %” [8, 53].

Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay, chỉ cần một cái “nhấp chuột” là chúng ta đã có thể tra cứu được bao nhiêu con số và sự kiện. Bởi vậy trong bối cảnh đó, đối với môn Lịch sử, không cần phải bắt ép học sinh ghi nhớ con số, sự kiện ngày tháng năm đến từng chi tiết mà nên hướng cho các em biết tư duy, phân tích, khái quát các vấn đề lịch sử. Đó sẽ là hướng phát triển của giáo dục môn lịch sử mang tính khoa học, phát huy được tính chủ động sáng tạo của người học. Cần phải đổi mới theo tinh thần lấy học sinh – người học làm trung tâm, người thầy (cô) chỉ đóng vai trò là người định hướng dẫn dắt vấn đề mà thôi chứ không thể suy nghĩ, làm thay cho các em được. Quan điểm này đã được bàn luận nhiều nhưng quá trình thực hiện vẫn còn “ì ạch”, đặc biệt đối với môn Lịch sử. Quan điểm giáo dục mang tính mới mẻ và tích cực ấy cần được đẩy mạnh toàn diện và đi vào thực chất. Chúng ta cần tạo được không khí thực sự đối thoại, dân chủ, cởi mở trong giáo dục.

3 - Còn về chương trình giảng dạy, cần tính toán đủ số lượng tiết để các em có thể tiếp thu được trọn vẹn kiến thức bộ môn. Thêm vào đó ngoài các buổi học trên lớp cần phải tăng cường các buổi học ngoại ngóa như: tham quan các bảo tàng, di tích lịch sử; tổ chức giao lưu, gặp gỡ với các nhân chứng lịch sử v.v… Được như vậy môn Lịch sử sẽ trở nên phong phú, sinh động, trực quan và có nhiều hứng thú đối với người học.

4 - Trong việc tổ chức thi cử, Các hình thức kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh hiện nay cần được xây dựng hướng tới việc đánh giá sự thông hiểu và vận dụng kiến thức, tức là biết lựa chọn, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá các sự kiện và quá trình lịch sử. Việc ra đề thi sẽ theo hướng đề suy luận, phân tích, khái quát để làm giảm triệt để lối học “tủ”, học “vẹt” máy móc, thụ động của học sinh. Qua thực tế kỳ thi Tuyển sinh Đại học – Cao đẳng khối C đối với môn Lịch sử trong vài năm trở lại đây, có thể thấy vấn đề này đang được đang được thực hiện khá hiệu quả. Tuy nhiên cũng cần tránh kiểu ra đề mang tính “hóc búa”, đánh đố, không phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh THPT.

Từ tầm quan trọng của lịch sử đối với mỗi quốc gia – dân tộc, trong bối cảnh hiện nay; cần đặt môn Sử đúng vị trí là một trong những môn trọng yếu, hàng đầu trong chương trình giáo dục phổ thông. Môn Lịch sử phải trở thành môn thi Tốt nghiệp THPT bắt buộc. Kinh nghiệm này, hiện nay đang được áp dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, tiêu biểu là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn

Quốc,...

1.3. Đưa vấn đề tào đạo đội ngũ giáo viên dạy Sử đi vào chiều sâu chất lượng

Vấn đề đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy lịch sử có đủ tâm, đủ tài, giỏi chuyên môn nghiệp vụ là việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Muốn vậy, cần kiểm soát tốt tình hình đào tạo ngành Sử nói chung và ngành Sư phạm Sử nói riêng tại các trường Đại học – Cao đẳng trên địa bàn cả nước, ở cả số lượng chỉ tiêu tuyển sinh; chất lượng đầu vào và đầu ra của người học. Tránh tình trạng để cho các trường tuyển sinh, đào tạo một cách ào ạt dù chất lượng đào tạo còn hạn chế, đội ngũ giảng viên cơ hữu còn thiếu và yếu; không tính đến nhu cầu của xã hội, của thị trường lao động trong nước v.v… Giáo viên đang giảng dạy môn

Sử ở cấp phổ thông cần thường xuyên được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng bản thân để có thể ngày một nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm. Một điều cần được nhận thấy là hầu hết thầy cô giáo giảng dạy môn Lịch sử yêu nghề, tâm huyết với nghề. Trong những năm khó khăn nhất cũng rất ít người rời bỏ bục giảng mà vẫn kiên trì gắn bó với nghề nghiệp, góp phần đào tạo nhiều thế hệ giáo viên, người nghiên cứu lịch sử và làm nhiều công tác khác. Do đó vai trò của thầy cô giảng dạy Lịch sử cũng vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, khi thầy cô thể hiện tình yêu, lòng trân trọng đối với lịch sử - điều đó mang lại sức thuyết phục rất lớn đối với học sinh.

1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giáo dục LSDT

Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và đối với bộ môn lịch sử. Phương tiện dạy học là đảm nhiệm vai trò trung gian của phương pháp dạy học nhằm hướng đến tính mục tiêu của quá trình dạy học và vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học. Xét trên phương diện mục tiêu, chúng ta có thể thấy quá trình dạy học cũng chính là quá trình truyền thông. Bởi vì truyền thông là sự chuyển tải thông tin từ một hoặc một nhóm đối tượng này đến một hoặc một nhóm đối tượng khác nhằm cung cấp kiến thức, thay đổi nhận thức và cải biến hành vi của con người. Dạy học lịch sử là quá trình giúp học sinh tìm hiểu những gì đã diễn ra ở quá khứ, và mục tiêu của bộ môn lịch sử chính là việc giúp học sinh biết quá khứ, hiểu quá khứ, đồng thời rút ra những bài học từ quá khứ để vận dụng vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai. Vấn đề khó khăn nhất của bộ môn lịch sử là việc tái hiện những sự kiện, những hiện tượng và nhân vật lịch sử. Để biết, hiểu và vận dụng lịch sử yêu cầu các em phải tái hiện lịch sử một cách chính xác, sinh động, tránh hiện tượng hiện đại hoá lịch sử. Nhưng làm được điều này cũng không đơn giản, hiện nay giáo viên chủ yếu chỉ dựa vào thủ pháp trình bày miệng, tường thuật, tích cực hơn là có sự kết hợp với một số phương tiện tối thiểu như tranh ảnh, bản đồ (với số lượng không nhiều). Chính vì vậy mà hiệu quả của các tiết dạy vẫn chưa cao thậm chí học sinh cảm thấy không có hứng thú khi tìm hiểu bộ môn lịch sử. Vậy để quá trình dạy học lịch sử đạt hiệu quả chúng ta cần có những hướng đi mới, những thủ pháp mới để kích thích khả năng nhận thức và hứng thú cho học sinh.

1 - Sử dụng truyền thông đa phương tiện vào bài giảng. Về khái niệm: Truyền

thông đa phương tiện (mutimedia communication) là một khái niệm mới được xuất hiện trong những năm gần đây. Truyền thông đa phương tiện chính là quá trình chuyển tải thông tin bằng âm thanh và hình ảnh hay sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh (có thể là kênh chữ, kênh hình).

Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật máy tính của Mỹ vào năm 1993: “Con người lưu lại trong bộ nhớ được 20% những gì họ thấy và 30%

những gì họ nghe. Nhưng họ nhớ 50% những gì họ thấy và nghe; và con số này lên đến 80% nếu họ thấy và nghe sự vật, hiện tượng một cách đồng thời” [23].

Trong giờ học, nếu học sinh được xem phim tư liệu, bản đồ, sơ đồ động (được thiết kế theo logic sự kiện), tranh ảnh với màu sắc sinh động kết hợp với lời nói của giáo viên thì khả năng ghi nhớ của các em sẽ tăng lên. Không những thế, nếu làm được điều này chúng ta sẽ tạo ra được một bầu không khí học tập sinh động, khơi gợi hứng thú học tập cho các em đồng thời khắc sâu những kiến thức mà các em tiếp thu được. Rõ ràng, việc kết hợp cùng một lúc hai hay nhiều phương tiện truyền thông sẽ giúp cho nguời học tiếp thu thông tin nhanh, chính xác và nhớ lâu hơn.

Thực trạng dạy học lịch sử hiện nay đặt ra yêu cầu cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin. Như chúng tôi đã nói ở trên, lịch sử là một môn học đặc thù. Trong khi đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế. Phương tiện vừa thiếu lại vừa không phù hợp. Thử lấy ví dụ về hệ thống bản đồ, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng hệ thống bản đồ và tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là không đủ cho các bài dạy. Các tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa kể đến phim tài liệu thì hầu như không có. So với yêu cầu đặt ra của bộ môn và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng : những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh [23].

2 - Sử dụng phần mềm học Lịch sử: Giống như môn Tiếng Anh, để học tốt đã có rất nhiều phần mềm hướng dẫn tự học, phần mềm giảng dạy. Vì thế việc đề xuất những phần mềm học Lịch sử ra một yêu cầu rất cần thiết.

Hiện nay đã có những phần mềm để phục vụ việc học và giảng dạy môn Lịch sử như: phần mềm trình chiếu Microsoft Powerpoit, phần mềm cắt phim Windows Movie Maker, phần mềm phóng to ảnh Photozoom, Phần mềm xử lí và vẽ bản đồ Paint, phầm mềm xử lý ảnh ACD Photo Editor,... Trong giảng dạy ngày nay, giáo viên nên linh hoạt sử dụng kết hợp các phần mềm trên nhằm làm phong phú bài giảng và tăng sự hứng thú của học sinh.

3 - Học Lịch sử online, ngày nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, mạng Internet ngày càng trở nên phổ biến thì việc học tập các môn cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện. Với những lợi ích mà internet mang lại không chỉ giúp con người kết nối, liên lạc với nhau mà còn là nơi học tập, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm cuộc sống. Hiện nay, các trang web bán hàng online như muachug.vn, raovat.vn,... trở nên phổ biến; các trang web, diễn đàn học Tiếng anh, tiếng Trung,... phát triển mạnh mẽ nhưng các trang web học Lịch sử online lại hầu như không có; các diễn đàn, forum Lịch sử cũng đã xuất hiện nhưng chưa phát triển mạnh.

Trong đề tài này, để góp phần nâng cao hiệu quả học Lịch sử của học sinh THPT chúng tôi xin được được đề xuất giải pháp về việc Xây dựng một số

trang web học Lịch sử để học sinh, sinh viên, giáo viên lên chia sẻ tài liệu, kinh

nghiệm học tập. Đây sẽ là nơi để các e học sinh tự do học tập, trao đổi kiến thức và download tài liệu học. Kiến thức trên các trang web học online cần phải có độ tin cậy cao, dựa trên cơ sở sách giáo khoa của bộ giáo dục. Bên cạnh những nội dung cơ bản ta có thể đưa những chủ đề có tính chất mở để học sinh cùng trao đổi. Phương pháp này cũng là một phương pháp mới và thu hút đông đảo học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 – Games online, offline – Một hình thức giáo dục LSDT độc đáo: Bên cạnh các phần mềm hỗ trợ học tập, phim thì Games online và Games offline cũng là một thành tựu hết sức to lớn của công nghệ thông tin. Các em có thể chơi games trên máy tính hoặc Điện thoại di động. Theo đó, trong game, mỗi người chơi sẽ được cuốn vào những khung cảnh lịch sử xa xưa, từ thời triều Lê, đến những câu chuyện cổ tích Tấm Cám, chế độ Khoa cử, hay các danh lam thắng cảnh của đất nước như Đền Hùng, Thành Thăng Long… Có thể đề cập đến một số trò chơi trực tuyến về chủ đề LSDT như:

Chơi Thuận Thiên Kiếm, người chơi đúc kết được cho mình những bài học lịch sử quý giá và sâu đậm hơn – đó chính là hình dung được những khung cảnh của đất nước ở các thế kỷ trước. Những thời đại mà họ mới chỉ được xem trong sách sử, trên phim ảnh… giờ đây, họ đang trực tiếp hoá thân trở thành một

nhân vật trong các thời đại đó và tham gia vào những cuộc phiêu lưu, hành trình thú vị và đầy ý nghĩa.

Nếu như Thuận Thiên Kiếm của VNG là game dã sử, thì game offline

7554, lại giúp cho người chơi hoá thân vào một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, đó

chính là chiến thắng hào hùng của dân tộc ta trước thực dân Pháp xâm lược – chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.

Chơi game 7554, ấn tượng ban đầu tạo ra cho người chơi, đó chính là họ sẽ được tham gia trực tiếp vào các nhiệm vụ của chiến dịch. Trong mỗi nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Giáo dục lịch sử dân tộc cho học sinh THPT tại Hưng Yên hiện nay qua khảo sát một số trường - thực trạng và giải pháp (Trang 27)