I. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC LSDT CHO HỌC SINH THPT TẠI HƯNG
2.2.4. Sự hạn chế trong quản lý giáo dục đối với môn Lịch sử
Việc môn Sử năm cho thi Tốt nghiệp, năm không càng khiến cho bộ môn Khoa học Xã hội căn bản này bị xem nhẹ trong chương trình giáo dục phổ thông. Từ lâu vốn đã có nhiều nguyên nhân khiến học sinh ngán ngẫm, không thích học môn Sử. Thêm vào đó, việc môn Lịch sử không phải là môn thi Tốt nghiệp bắt buộc càng khiến cho học sinh được thể lơ là, chểnh mảng đối với nó. Dẫn đến tình trạng trống rỗng kiến thức về lịch sử văn hóa đất nước, quê hương mình. “Nước Mỹ chỉ có lịch sử 200 năm nhưng trong số 5 môn thi Tốt nghiệp
của họ không bao giờ thiếu môn sử, trong khi lịch sử đất nước ta hàng ngàn năm thì môn Sử lại bị xem như môn thứ yếu” (Tiến sĩ Nguyễn Văn Khoan) [21]. Năm nào buộc phải thi Tốt nghiệp môn Sử thì học sinh cũng chủ yếu học hành theo kiểu đối phó, chiếu lệ; bởi vì chỉ cần “chống liệt” môn Sử cộng với những môn còn lại được từ điểm trung bình khá trở lên là các em đã có thể Tốt nghiệp THPT. Chưa kể những hiện tượng tiêu cực trong thi cử hiện nay như: gà bài, chép bài, quay phao v.v… vẫn chưa được khắc phục triệt để. Như vậy, rõ ràng việc dạy - học, tổ chức thi và nhất là định vị trí môn Sử trong hệ thống các môn học của chương trình giáo dục phổ thông hiện nay ở nước ta đang tồn tại không ít vấn đề; lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan ban ngành chức năng, nhà trường và xã hội.
Cho đến nay đã có rất nhiều bài phân tích đăng trên các báo, tạp chí; rồi các cuộc hội thảo về việc dạy và học môn Sử ở nhà trường phổ thông. Nhưng kết quả thi môn Lịch sử những năm qua vẫn chưa có gì thay đổi. Tiêu biểu như tình trạng phần lớn thí sinh có điểm Sử dưới trung bình với hàng ngàn điểm không trong cuộc thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng năm 2011 vừa qua. Mà như “đến hẹn lại lên”, sau mỗi kỳ thi Tốt nghiệp THPT, Tuyển sinh Đại học – Cao đẳng hằng năm là người ta lại bàn nhiều đến vấn đề này. Để rồi sau đó, tất cả lại rơi vào “khoảng không” im lặng. Việc làm ngơ, biết bệnh mà không chạy chữa đối với một cơ thể con người đã là nguy hiểm, hậu quả có thể khôn lường biết chừng nào chừng nào. Huống gì đối với một quốc gia – dân tộc, thì chứng bệnh
thờ ơ, lạnh nhạt với LSDT, lãng quên quá khứ hào hùng của ông cha mình lại càng không thể làm ngơ!