Phân tích môi trƣờng kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 510 đến năm 2020 (Trang 53)

6. Kết cấu luận văn:

2.2. Phân tích môi trƣờng kinh doanh của Công ty

Môi trƣờng kinh doanh có tác động trực tiếp đến chiến lƣợc của các Công ty. Môi trƣờng càng biến động thì chiến lƣợc kinh doanh càng phải linh hoạt để thích ứng với môi trƣờng, phải có tính khái quát để dễ điều chỉnh và thích ứng. Sau đây chúng ta sẽ xem xét các yếu tố của môi trƣờng có ảnh hƣởng đến chiến lƣợc của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 510.

2.2.1. Môi trƣờng vĩ mô

2.2.1.1. Môi trường kinh tế

- Các yếu tố quốc tế:

Nền kinh tế thế giới khởi đầu năm 2014 với nhiều kỳ vọng sẽ tiếp nối đà phục hồi có đƣợc từ nửa cuối năm 2013. Đúng vậy, bối cảnh kinh tế thế giới trong hầu hết năm 2013 cho thấy quá trình phục hồi là khá tích cực, tuy tốc độ chậm. Các yếu tố cản trở quá trình phục hồi bao gồm thƣơng mại chậm tăng trƣởng, tổng cầu trong nƣớc không tăng nhanh nhƣ kỳ vọng ở nhiều khu vực và nền kinh tế chủ chốt (trừ Trung Quốc), bất đồng giữa các nền kinh tế liên quan đến các vấn đề chính trị và kinh tế (nhƣ vấn đề Syria), rủi ro kinh tế vĩ mô ở các nƣớc đang phát triển, v.v… Dù vậy, các yếu tố thuận lợi cũng dần chiếm ƣu thế, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2013, bao gồm sự ổn định và niềm tin bƣớc đầu đƣợc củng cố trên các thị trƣờng tài chính chủ chốt, nỗ lực cải cách và kích thích tăng trƣởng đã mang lại một số chuyển biến, quá trình đàm phán các hiệp định thƣơng mại tự do quy mô lớn vẫn tiến triển, vòng đàm phán Đôha đã đạt đƣợc những chuyển biến đầu tiên sau nhiều năm bế tắc v.v…

- Các yếu tố trong nƣớc:

Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, từ một nền kinh tế bao cấp đang dần chuyển mình sang nền kinh tế thị trƣờng. Nƣớc ta đang phát triển theo phƣơng châm dựa vào nội lực và tranh thủ ngoại lực, vì thế cùng với nhân tố nội lực và các chính sách hợp lý, Việt Nam sẽ vững chắc và tiết tục đà phát triển, nhƣ vậy có thể thấy nhu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của công cuộc đổi mới và giai đoạn trạng thái phát triển của nƣớc ta sẽ mở ra thị trƣờng rộng lớn và đi kèm với nó cũng là yêu cầu chất lƣợng cao.

Nền kinh tế nƣớc nhà đã qua giai đoạn tăng trƣởng cao, hiện đang trong thời kỳ của hậu khủng hoảng và đang có dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nhà nƣớc ta rất quan tâm đến vấn đề đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, cầu đƣờng giao thông trên toàn quốc, thu hút mọi nguồn vốn đầu tƣ cho xây dựng kể cả các nguồn FDI, ODA, WB.... Nhà nƣớc đã và đang ban hành những chính sách phù hợp, khuyến khích mọi doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh lành mạnh, và bình đẳng, sửa đổi thủ tục hành chính, ban hành các Nghị định về quản lý chất lƣợng công trình, quy chế đấu thầu. Đây cũng đƣợc xem là cơ hội cho các công ty xây dựng công trình nói chung và cho Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 510.

Hiện nay, quản lý chất lƣợng công trình cũng đƣợc coi là phƣơng tiện nâng cao sức cạnh tranh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Nhƣ chúng ta biết, sản phẩm xây dựng là sản phẩm sản xuất đơn chiếc có giá thành cao, ý nghĩa kinh tế - xã hội lớn, thời gian sử dụng lâu dài và không cho phép có phế phẩm. Do vậy, Nhà nƣớc và các nhà đầu tƣ đang dần coi trọng và tiêu chuẩn hoá công tác quản lý chất lƣợng công trình.

Trong những năm gần đây, lạm phát đã đƣợc kiềm chế, chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái tƣơng đối ổn định và nhất quán. Đây cũng là cơ hội cho các Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh. Đối với các công ty xây dựng công trình thì việc mua sắm máy móc chủ yếu từ nƣớc ngoài, do vậy vấn đề tỉ giá ổn định cũng giúp Công ty chủ động trong sự dụng nguồn vốn của mình một cách hợp lý.

Thêm vào đó, ngân sách nhà nƣớc đƣợc dành cho xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, chính phủ coi phát triển hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng là điều kiện để thúc đẩy và phát triển đất nƣớc, nên ngành xây dựng công trình đƣợc quan tâm đầu tƣ lớn. Thêm vào đó là các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam cũng chủ yếu là vào các

ngành công nghiệp. Vì thế, chúng ta có thể tin rằng nhu cầu về xây dựng công trình giao thông sẽ tăng lên với tốc độ ngày càng lớn trong những năm tới.

Lạm phát trong những năm qua đã đƣợc kiểm soát. Lạm phát ở Việt nam hiện nay đang ở mức có thể kiểm soát đƣợc, nhƣng nó cũng đã tác động đáng kể đến các hoạt động của các công ty trong ngành xây dựng công trình nói chung, làm giá cả nguyên vật liệu tăng cao, khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh rất khó khăn.

2.2.1.2. Môi trường pháp luật và chính trị

Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tƣ, nhà quản trị các doanh nghiệp quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tƣ. Mặc dù trên thế giới hiện nay đang chứa đựng nhiều bất ổn, các cuộc xung đột vũ trang và xung đột sắc tộc đang xảy ra liên miên nhƣng ở Việt Nam, nhờ đƣờng lối lãnh đạo của Đảng với chính sách đại đoàn kết dân tộc cộng với những chính sách đối nội và đối ngoại mềm dẻo đã tạo nên một đất nƣớc Việt Nam hoà bình và ổn định, là điểm đến an toàn đối với các nhà đầu tƣ trên thế giới. Đây có thể coi là một trong những cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 510 nói riêng. Môi trƣờng chính trị ổn định, môi trƣờng xã hội an toàn sẽ là những điều kiện thuận lợi để công ty có thể thu hút nguồn vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài, tham gia liên doanh liên kết, từ đó không ngừng nâng cao đƣợc sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình.

Hiện nay, mặc dù những nhân tố chính trị, pháp luật của nƣớc ta đã có nhiều cố gắng nhƣng vẫn đang còn nhiều bất cập và cần sửa đổi. Việt Nam đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá để tạo tiền đề cơ sở vật chất kỹ thuật tiến lên CNXH. Do đó, lĩnh vực xây dựng công trình đƣợc coi là một trong những ngành cơ bản, chủ đạo của nền kinh tế, nên ngành xây dựng có những thuận lợi nhất định nhờ sự ƣu tiên của Nhà nƣớc. Cùng với đƣờng lối mở cửa, hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới của Đảng và Nhà nƣớc cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác, liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ. Mặc dù vậy, hệ thống luật pháp, chính sách, chế độ ở nƣớc ta chƣa thật đồng bộ, hoàn chỉnh, chƣa phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay. Và do đó, nó chƣa tạo thành một khung khổ pháp lý cho việc đảm quyền tự chủ trong kinh doanh cũng nhƣ việc thực hiện nguyên tắc: "Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi".

Pháp luật đƣa ra những quy định cho phép, không cho phép hoặc những đòi hỏi buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Hệ thống pháp luật hiện nay cũng có những vấn đề gây khó khăn cho sự phát triển của ngành xây dựng.

Một là vấn đề quản lý, cấp giấy phép cho các cơ sở sản xuất kinh doanh không đƣợc chặt chẽ tạo nên tình trạng sản xuất tràn lan làm cung cầu mất cân đối. Thủ tục hành chính còn rƣờm rà và thời gian xử lý hệ thống công quyền mất nhiều thời gian gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Thứ hai khá quan trọng là việc quản lý về chất lƣợng sản phẩm chất lƣợng các hạng mục công trình. Một số công ty tƣ nhân làm không đảm bảo chất lƣợng. Do tính chất của ngành, việc quản lý chất lƣợng là khó, chỉ mang tính tƣơng đối.

Thêm vào đó là việc thực thi pháp luật chƣa mấy hiệu quả, chƣa tạo ra đƣợc môi trƣờng lành mạnh để ngành xây dựng phát triển, một số công trình, một số cán bộ quản lý chất lƣợng công trình ăn dây với nhau làm giảm chất lƣợng công trình, mất uy tín của ngành.

2.2.1.3. Môi trường tự nhiên

Việt Nam là nƣớc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu ẩm và nóng nhiều, chia thành các mùa mƣa và mùa khô. Điều kiện thời tiết nhƣ vậy ảnh hƣởng đến nhu cầu về xây dựng và chất lƣợng các công trình. Yếu tố này ảnh hƣởng đến khả năng khai thác, tiến độ sử dụng máy móc thiết bị, tiến độ thi công công trình. Do đặc điểm của ngành xây dựng nên ảnh hƣởng của yếu tố này là rất lớn.

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu (BĐKH) chủ yếu là sự tăng lên của nhiệt bề mặt trái đất, sự dâng nƣớc biển và gia tăng các hiện tƣợng khí hậu cực đoan. Những thay đổi này sẽ tác động mạnh mẽ nhiều mặt đến các công trình xây dựng và các lĩnh vực trong ngành Xây dựng, Kiến trúc. Để góp phần phục vụ kế hoạch phát triển sản xuất, phát triển ngành thích ứng và giảm nhẹ tác động do BĐKH, chúng ta cần nghiên cứu lựa chọn các giải pháp phù hợp với điều kiện nƣớc ta trong những năm tới.

BĐKH là vấn đề toàn cầu ảnh hƣởng đến nhiều lĩnh vực. Tác động của BĐKH trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch xây dựng và kiến trúc ở quy mô toàn quốc và từng vùng trong cả nƣớc là các tác động đối với các hệ thống tự nhiên (giải ven biển, vùng núi cao, hải đảo…), các hệ thống xã hội (nơi cƣ trú, các khu vực nghỉ mát, du lịch, các di sản văn hoá, di tích lịch sử, tôn giáo…) và các hệ thống cơ sở hạ tầng (đê, đập, hồ

chứa, hệ thống giao thông, bến cảng, hệ thống cấp thoát nƣớc, hệ thống cung cấp năng lƣợng, thông tin…).

Hệ thống tự nhiên và xã hội có khả năng thích ứng có một cách tự nhiên với BĐKH ở mức độ nhất định. Việc thích ứng có kế hoạch sẽ bổ sung cho tự nhiên của các hệ thống thông qua các giải pháp lựa chọn, đặc biệt đối với hệ thống xã hội. Các giải pháp chiến lƣợc bao gồm cả về công nghệ, về tổ chức, về cơ chế chính sách nhằm hƣớng tới mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ hậu quả của BĐKH, hạn chế rủi ro và góp phần phát triển bền vững.

Đây là vấn đề cấp bách và quan trọng cần đƣợc nghiên cứu với quy mô lớn để có các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH đối với ngành xây dựng.

2.2.1.4. Môi trường công nghệ

Đây là một trong những yếu tố rất năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe doạ đối với các Công ty nói chung và công ty xây dựng công trình nói riêng. Những công ty dẫn đầu về kỹ thuật và chuyển giao kỹ thuật thƣờng chiếm thế chủ động trong cạnh tranh trên thị trƣờng. Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cƣờng ƣu thế cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền thống của ngành hiện hữu. Một vấn đề đáng lƣu ý là lĩnh vực tin học và công nghệ thông tin đang dần thâm nhập vào ngành xây dựng. Các chƣơng trình phần mềm ứng dụng trong quản lý chất lƣợng công trình và thi công dự án đã đƣợc giới thiệu trên thị trƣờng. Trong tƣơng lai không xa, công nghệ tin học sẽ đƣợc ứng dụng trong lĩnh vực quản lý, thu thập thông tin, tìm kiếm khách hàng, xây dựng và quản lý các dự án. Ngoài các nhân tố nói trên, tuỳ theo đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh, các doanh nghiệp cũng cần tính đến các nhân tố đặc thù của ngành và của doanh nghiệp mình.

Hiện nay, trình độ công nghệ, trang thiết bị của ngành xây dựng Việt Nam hiện nay đang rất lạc hậu, cũ kỹ nhƣ một số máy khoan, máy dầm... Những nhân tố có sự khác biệt lớn giữa Việt Nam và thế giới, sự lạc hậu của nƣớc ta so với thế giới phải đến 30 - 40 năm. Ý thức đƣợc sự lạc hậu của mình và nguy cơ bị cạnh tranh trong tƣơng lai nên hiện nay, ngành xây dựng đang tích cực chuẩn bị sự lột xác thay thế công nghệ lạc hậu bằng các công nghệ hiện đại trên thế giới, nắm bắt đƣợc xu thế phát triển công nghệ trong ngành xây dựng.

Công nghệ thông tin đã có cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới, đặc biệt là đã thúc đẩy hình thành nền kinh tế trí thức, đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, đẩy nhanh chu trình luân chuyển vốn và công nghệ. Điều này đòi hỏi các Công ty luôn phải có sự thay đổi để thích ứng, nếu không sẽ bị tụt hậu và phá sản. Công ty phải nhận thức rõ đƣợc vấn đề này và phải quan tâm đến việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng những thiết bị thi công hiện đại vào xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp…. Trên thế giới và cả trong nƣớc hiện nay đã xuất hiện nhiều công nghệ mới trong xây dựng từ những công nghệ sản xuất nguyên vật liệu đến các công nghệ phục vụ thi công xây lắp.

So với các ngành khác thì ngành xây dựng có công nghệ thay đổi không nhanh bằng nhƣng lại có tác động lớn và quan trọng tạo nên khả năng cạnh tranh trên thƣơng trƣờng. Đó là chất lƣợng và giá cả, nó có tác động đến thị trƣờng, nhà cung cấp, khách hàng, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. So với các công ty lớn, Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 510 có công nghệ kỹ thuật khá lạc hậu và thiếu đồng bộ, năng lực kỹ thuật nhỏ bé, đây là một thách thức lớn đối với công ty trong vấn đề cạnh tranh trên thị trƣờng. Điều này cũng phù hợp với chính sách khuyến khích đầu tƣ đổi mới chuyển giao công nghệ của Nhà nƣớc. Các chính sách này đã tạo điều kiện để các công ty tiếp cận với các kỹ thuật, công nghệ trên thế giới, từ đó lựa chọn công nghệ phù hợp hơn.

2.2.1.5. Môi trường văn hóa – xã hội

Công ty có bề dày truyền thống vẻ vang, đã đạt nhiều thành tích xuất sắc, đƣợc nhà nƣớc tặng thƣởng danh hiệu Anh hùng lao động và nhiều huân chƣơng lao động. Công ty đã xây dựng nhiều công trình có ý nghĩa trên khắp cả nƣớc. Với phƣơng châm luôn, chất lƣợng công trình là hình ảnh, là uy tín của Công ty. Do vậy Ban lãnh đạo Công ty luôn chú trọng xây dựng những công trình chất lƣợng, đảm báo tiến độ.

Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, các thế hệ lãnh đạo của Công ty luôn hiểu, sức mạnh của tập thể là chìa khóa của thành công. Do vậy, Toàn thể thành viên trong Công ty luôn chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, chuyên nghiệp, năng động tạo điều kiện thu nhập cao và cơ hội phát triển công bằng.

Phát huy những thành tích đã đạt đƣợc, Lãnh đạo Công ty luôn cố gắng phát huy tinh thần tập thể, phấn đấu xây dựng Công ty chủ lực và mạnh về thi công cầu, lĩnh vực giao thông đồng thời hƣớng Công ty phát triển đa ngành nghề, đa lĩnh vực.

2.2.2. Môi trƣờng tác nghiệp

2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Số lƣợng các đối thủ cạnh tranh trong ngành cũng rất lớn, đặc biệt là các đối thủ ngang sức cũng rất nhiều. Trong lĩnh vực xây dựng, Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 510 có các đối thủ là Tổng Công ty Xây dựng CTGT 4, Công ty CP Xây dựng Trƣờng Sơn, Các Tổng công ty xây dựng có vốn Nhà nƣớc, ... và đối thủ trực

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 510 đến năm 2020 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)