Về giao thông vận tải:

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ thương mại giã Việt Nam - Trung Quốc và triển vọng phát triển (Trang 54)

kho tàng bến bãi; cả về đường bộ, đường sắt, đường hàng không; cả về điện nước cho các cửa khẩu hoặc thị xã, thị trấn gần cửa khẩu; cả về thông tin liên lạc, chợ, khách sạn khu vực biên giới... Việc xây dựng kết cấu hạ tầng phải đồng bộ, phù hợp với điều kiện miền núi và mang tính hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước hiện tại và trong tương lai.

- Kết cấu hạ tầng phải tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần tạo việc làm, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm hàng hoá và tăng khả năng cạnh tranh trong quan hệ thương mại giữa hai nước, từ đó làm tăng thu nhập của người kinh doanh. Vì vậy, trong phát triển kinh tế- thương mại thì kết cấu hạ tầng là môi trường cứng, cần phải đi trước một bước.

Chương trình phát triển kế cấu hạ tầng từ nay đến năm 2020 , cụ thể như sau:

- Về giao thông vận tải:

+ Tiếp tục đầu tư, nâng cấp các tuyến quốc lộ hiện có, chú ý các đoạn đường hay sụt lở vào mùa mưa; củng cố hệ thống đường nối giữa các quốc lộ với các trung tâm huyện, xã, đặc biệt là ở vùng cao, các tuyến đường dọc biên giới, các tuyến đường đến cửa khẩu, bến cảng, sân bay...

+ Gắn với việc phân bổ lại dân cư theo phương châm hình thành các cụm dân cư , thị tứ, thị trấn, khu kinh tế mới...

+ Tiếp tục khôi phục và nâng cấp các tuyến đường sắt liên vận Hà Nội- Lào cai- Côn Minh, Hà Nội - Đồng Đăng – Bằng Tường, Hà Nội - Thái Nguyên để đảm bảo vận chuyển hàng hoá, hành khách trong vùng và quá cảnh sang Trung Quốc và các nước khác.

+ Tiếp tục nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc gia các quốc lộ chính từ Hà Nội đi các tỉnh vùng núi phía Bắc và giữa các tỉnh với nhau. Phát triển nâng cấp tiêu chuẩn quốc tế đường 1A; đường 18 từ Nội bài đi Bắc Ninh- Hạ Long và đoạn đường từ Hạ Long đi Móng Cái.

- Phát triển thông tin, bưu chính -viễn thông:

+ Cải tạo và nâng cấp và xây dựng mới các tổng đài và mạng lưới thông tin ở các đô thị, các khu công nghiệp và các điểm du lịch, bảo đảm nhu cầu thông tin liên lạc nội vùng, trong nước và quốc tế. Xây dựng các tổ chức hỗ trợ thương mại như: tư vấn thông tin thương mại, thị trường, pháp luật và kiến thức thương mại , dịch vụ...

+ Phấn đấu đén năm 2020 xây dựng và phát triển hoàn chỉnh mạng lưới thông tin đến hầu hết các xã, thôn , bản... đặc biệt chú ý các xã vùng cao, biên giới, đáp ứng được nhu cầu thông tin nhanh chóng, kịp thời.

- Phát triển mạng lưới điện, nước:

+ Phấn đấu đến năm 2020, 100% số xã có điện. Ưu tiên đưa điện lưới quốc gia đến các đô thị, thị xã, các khu công nghiệp, khu kinh tế, ở các xã vùng cao, dân cư thưa, địa hình khó khăn hiểm trở, chủ yếu sử dụng thuỷ điện nhỏ để phục vụ cho từng thôn bản, phù hợp với việc quản lý.

+ Nâng cao chất lượng cung cấp nước sạch và đảm bảo đủ nước cho khu vực cửa khẩu, các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Phấn đấu đến năm 2020, 100% các hộ ở các huyện vùng cao được sử dụng nước sạch.

+ Trong lịch sử quan hệ Việt - Trung, chưa bao giờ mối quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước phát triển mạnh mẽ như những năm qua. Các chỉ số về kim ngạch xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch và dịch vụ đều tăng trưởng ổn định qua các năm. Những thành tựu đạt được trong hơn 10 năm qua đã có sự đóng góp không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và mục tiêu tăng trưởng kinh tế khu vực các tỉnh vùng núi biên giới phía Bắc nói riêng.

+ Có thể nói rằng, sau hơn 10 phát triển kinh tế - thương mại qua biên giới Việt - Trung đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt kinh tế - xã hội các tỉnh vùng núi biên giới phía Bắc, đã từng bước đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, đời sống nhân dân được cải thiện và ngày càng cao, an ninh quốc phòng được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế làm nảy sinh tiêu cực, đặc biệt là tình trạng buôn lậu qua biên giới cần phải ngăn chặn và đề ra những chủ trương, chính sách phù hợp tạo nên môi trường lành mạnh làm tiền đề vững chắc cho mục tiêu phát triển quan hệ kinh tế - thương mại Việt – Trung Trong thời gian tới.

+ Với ý chí kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam và Trung quốc đã lựa chọn, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc, cùng với những thành tích đã đạt được trong thời gian qua chúng ta tiếp tục phát huy những mặt tích cực, khai thác lợi thế vốn có của mỗi nước để đẩy nhanh phát triển kinh tế, đồng thời có các biện pháp phối hợp tích cực để hạn chế những ảnh hưởng phát sinh không thuận lợi từ mối quan hệ đó nhằm đưa quan hệ kinh tế- thương mại Việt Nam - Trung Quốc lên một tầm cao mới.

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ thương mại giã Việt Nam - Trung Quốc và triển vọng phát triển (Trang 54)