Thu hút đầu tư trực tiếp từ phía Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ thương mại giã Việt Nam - Trung Quốc và triển vọng phát triển (Trang 44)

III- TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆ T TRUNG

4. Thu hút đầu tư trực tiếp từ phía Trung Quốc.

Nhận xét ở tầm vĩ mô, môi trường kinh tế Việt Nam khá ổn định, đời sống nhân dân các vùng, cả thành thị và nông thôn không ngừng được nâng cao, bình quân

mỗi năm thu nhập tăng khoảng 4 - 5 %. Đó là điều kiện để không ngừng mở rộng dung lượng của thị trường. Với chính sách phát huy mạnh mẽ nội lực ,vốn trong nước chiếm tới 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Hơn nữa, chỉ số phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam đạt mức cao hơn trình độ phát triển kinh tế, phản ánh những điểm nổi trội của chất lượng nguồn nhân lực, có khả năng tiếp thu và thích nghi cao với việc chuyển giao công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh.

Trong những năm qua song song với công cuộc cải cách hành chính, Việt Nam đã dành những khoản đầu tư lớn để cải thiện đáng kể chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội như đảm bảo cung cấp điện ổn định hơn, cấp nước sạch và xử lý nước thải tốt hơn, hệ thống viễn thông được phát triển với tốc dộ rất cao cũng đã góp phần làm hạ giá thành các khoản đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

Cùng với việc ban hành Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật đầu tư trong nước, Luật kinh doanh bảo hiểm, nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động của doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng cởi mở, minh bạch, có tính cạnh tranh cao, thuận lợi cho các nhà đầu tư và từng bước xoá bỏ những khác biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tiến tới một hệ thống pháp lý áp dụng chung cho các doanh nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ thương mại giã Việt Nam - Trung Quốc và triển vọng phát triển (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w