Cơ cấu hàng nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ thương mại giã Việt Nam - Trung Quốc và triển vọng phát triển (Trang 26)

Nhìn chung, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khá phong phú về chủng loại song chủ yếu là các mặt hàng đã qua chế biến và các sản phẩm công nghiệp. Tuỳ theo nhu cầu tiêu thụ của từng năm, từng giai đoạn mà số lượng các mặt hàng nhập khẩu đã tăng hoặc giảm. Theo con số thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong giai đoạn 2005 - 2010, các mặt nhập khẩu có trị giá lớn là xi măng là 5,15 triệu USD năm 2005, đến năm 2009 là 29,98 triệu USD; kính xây dựnglà 2,392 triệu USD năm 2005 đến năm 2009 là 10,88 triệu USD; thép xây dựng năm 2005 là 8,774 Triệu USD đến năm 2009 là 10,928 triệu USD. Trong giai đoạn 2006 - 2009, cơ cấu hàng hoá nhập khẩu có sự thay đổi do nhà nước ta chủ trương hạn chế nhập khẩu một số nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2005 như xi măng, kính xây dựng, thuốc bảo vệ thực vật để bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước. Nhà nước khuyến khích nhập một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất công nông nghiệp, các mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn này là Máy móc thiết bị, phụ tùng, xăng dầu, nguyên vật liệu dệt may, phân bón và linh kiện xe máy. Cũng theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong 2 năm 2008 và 2009 ( Bảng 3 ), ta đã nhập một lượng lớn máy móc thiết bị với trị giá là 567,277 triệu USD chiếm tỷ trọng 14,9% trong tổng kim ngạch hàng nhập khẩu; xăng dầu là 705,099 triệu USD chiếm tỷ trọng 18,6 ; nguyên vật liệu dệt may là 202,06 triệu USD và một số mặt hàng khác như phân bón là 120,011 triệu USD... Các mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu của Trung Quốc chỉ ở trình độ kỹ thuật thấp hoặc

trung bình so với khu vực và thế giới, nhưng khá phù hợp với trình độ phát triển của nước ta trong thời kỳ qua.

Đối với nhóm hàng tiêu dùng nhập khẩu, các sản phẩm của Trung Quốc đang cạnh tranh rất mạnh với hàng sản xuất trong nước do hàng Trung Quốc có mẫu mã đẹp, đa dạng về chủng loại, tuy có chất lượng không cao, chủ yếu là hàng địa phương nhưng giá rẻ, khá phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường Việt Nam . Trước thực tế đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại trên thị trường nội địa và khẳng định sản phẩm của mình trên thị trường khu vực cũng như Quốc tế.

Bảng 3 : Một số mặt hàng chủ yếu Việt nam nhập khẩu từ Trung Quốc trong 2 năm

(2008 - 2009)

STT Tên hàng Tên đơn vị Lượng Trị giá ( USD)

1 Chất dẻo nguyên liệu Tấn 19.815 15.471.206

2 Clinker Tấn 19.690 383.484

3 Linh kiện điện tử và Vi tính USD 64.227.418

4 Máy móc thiết bị, phụ tùng USD 567.277.230

5 NVL dệt may da USD 202.060.525

6 Ôtô dạng CKD,SKD Bộ 96 742.160

7 Ôtô nguyên chiếc Chiếc 673 8.299.078

8 Phân bón các loại Tấn 810.109 120.011.236

9 Sắt thép các loại Tấn 548.668 123.801.744

10 Tân dược USD 12.524.006

11 Xăng dầu các loại USD 3.038.758 705.099.337

12 Xe máy dạng CKD,IKD Bộ 632.204 121.890.246

Tổng 3.787.920.368

Nguồn: Bộ Công Thương – Vụ Châu Á-TBD

II. Nhận xét đánh giá chung về quan hệ Việt nam - Trung Quốc

3. Kết quả và thuận lợi. 4. Những tồn tại và khó khăn

5. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời gian qua.

Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực và trên thế giới. Từ sau khi thực hiện cải cách mở cửa, một mặt Trung Quốc ra sức thu hút nhiều đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây dựng“ Bốn hiện đại hoá“ mà Trung Quốc đang tiến hành, mặt khác, Trung Quốc cũng tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với số lượng và qui mô không lớn, trong đó có Việt Nam . So sánh với các nước khác trong khu vực thì Trung Quốc nhiều ưu thế hơn trong buôn bán và hợp tác kinh tế với Việt Nam vì những lý do sau:

Thứ nhất, Việt Nam là nước là nước chậm phát triển, đang thực hiện cải cách mở

cửa để phát triển kinh tế và Trung Quốc được coi là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong hợp tác và phát triển kinh tế, thương mại.

Thứ hai, Trung Quốc hiện đang có khối lượng lớn hàng công nghiệp có chất lượng

trung bình, giá rẻ, kỹ thuật lại phù hợp với nhu cầu của người Việt Nam.

Thứ ba, trong thời gian qua Trung Quốc đã giúp Việt Nam xây dựng nhiều hạng mục

công nghiệp ở phí Bắc, bao gồm đường sắt, cầu cống, nhà máy gang thép, dệt, vật liệu xây dựng, phân hoá học mà hiện nay các nhà máy này đang cần thay thế và đổi mới trang thiết bị. Việt Nam cũng mong muốn Trung Quốc giúp để cải tạo các nhà máy đó.

Ngay sau khi bình thường hoá quan hệ, một số doanh nghiệp của Trung Quốc đã tiến hành đầu tư sang Việt Nam dưới hình thực hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam như nhà hàng Hoa Long tại phố Hàng Trống Hà Nội. Trong thời gian qua đã có nhiều doanh nghiệp khác lần lượt sang Việt Nam thực hiện nhiều dự án đầu tư trực tiếp sản xuất kinh doanh. Dưới đây là bảng thống kê các dự án và kim ngạch đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2010

Bảng 4: Số liệu về hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam các năm

2000- 2010

Đơn vị tính: USD

Thời gian Tổng số dự án đầu tư Tổng kim ngạch đầu tư theo giấy phép

2000 1 200.000 2002 10 3.044.143 2004 22 24.000.000 2005 33 60.000.000 2006 61 120.000.000 2008 76 130.000.000 2009 92 148.000.000

2010 110 221.000.000

Nguồn: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 2- 2010

Tính tới nay, Trung Quốc là nước đứng thứ 22 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam . Các nhà đầu tư Trung Quốc có mặt tại 20 tỉnh và thành phố; 50,1 % vốn đăng ký tập trung tại bốn địa phương lớn là Thành phố Hồ Chí Minh 9 dự án, vốn đầu tư 39,9 triệu USD; Hà Nội 24 dự án, vốn đầu tư 33,5 triệu USD; Hải Phòng 8 dự án, vốn đầu tư 27,2 triệu USD; Nam Định 3 dự án, vốn đầu tư là 14,1 triệu USD. Các địa phương như Quảng Ninh, Thái Bình, Hoà Bình, Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lào Cai, Lạng Sơn với số lượng và vốn đầu tư ở qui mô nhỏ.

Căn cứ vào nhu cầu của thị trường Việt Nam và dựa vào khả năng tiền vốn và ưu thế kỹ thuật sẵn có, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất khinh doanh như Khách sạn, nhà hàng, sản xuất lắp ráp đồ diện dân dụng, sản xuất phụ tùng và lắp ráp xe máy, thuốc trừ sâu, gia công gương kính, da giầy, sản xuất máy đếm tiền và các thiết bị có liên quan đến ngân hàng, chế biến sản phẩm lâm nghiệp, nuôi trồng hải sản, chế biến thực phẩm và rau quả, sản xuất thức ăn gia súc, sản xuất đầu lọc thuốc lá, giấy vệ sinh, đồ chơi trẻ em, sản xuất gạch men, gốm sứ vệ sinh phục vụ dân sinh, đèn chiếu sáng, thuốc đông y, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu chế xuất Linh Trung tại thành phố Hồ Chí Minh, xây dựng siêu thị tại chợ sắt Hải phòng ... Nhìn chung đây là những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà Việt Nam đang có nhu cầu phát triển trong thời kỳ xây dựng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước và cũng là những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp Trung Quốc có ưu thế cạnh tranh tương đối nhất là về giá cả .

Từ tình hình diễn biến về hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam như đã nêu trên, chúng ta có thể có một số nhận xét đánh giá như sau:

Thứ nhất, Trong những năm qua, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam có

sự tăng trưởng với tốc độ trung bình, năm 2005 tăng gấp 3,3 lần về số dự án đầu tư và gần 20 lần về kim ngạch đầu tư so với năm 2002;. Đến nay, Trung Quốc đứng hàng thứ 22 trên tổng số hơn 60 nước đầu tư vào Việt Nam( Theo báo đầu tư 11-9- 2010) .

Thứ hai, Nguyên nhân làm cho hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại việt Nam còn ít

cả về số lượng dự án lẫn kim ngạch đầu tư là do:

- Trung Quốc là nước đang phát triển, thiếu vốn, lại đang tiến hành xây dựng“ Bốn hiện đại hoá “ trên qui mô lớn cần thu hút nhiều đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

- Một số những lĩnh vực đầu tư mà Việt Nam muốn thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài thì phía Trung Quốc cũng đang cần đầu tư và có nhiều triển vọng để phát triển nên phía Trung Quốc chưa có nhu cầu cấp bách đầu tư ra nước ngoài.

- Đối với đầu tư của Trung Quốc người Việt Nam cung không mặn mà lắm vì cho rằng kỹ thuật và công nghệ sản xuất của Trung Quốc chưa tiên tiến hiện đại bằng các nước

Một phần của tài liệu Thực trạng quan hệ thương mại giã Việt Nam - Trung Quốc và triển vọng phát triển (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w