Cấp phát và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH Một thành viên Dệt Kim Đông Xuân (Trang 63)

- Công ty tập trung trực tiếp vào thu hút các đơn đặt hàng từ nước ngoài Tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu một

c.Cấp phát và sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu

Trong bối cảnh hiện nay, giá của nguyên liệu ngày càng tăng, việc thực hiện hàng loạt các biện pháp quản lý để tiết kiệm vật tư nguyên liệu, đáp ứng đúng nguyên phụ liệu trong quá trình sản xuất là rất cần thiết và quan trọng đối với Công ty. Công ty cần chú trọng vấn đề đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm hao phí, tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Việc cấp phát nguyên vật liệu cần được thực hiện theo đúng định mức và kế hoạch đề ra nhằm hạn chế thất thoát nguyên vật liệu. Nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiêm của cán bộ cấp phát, có các hình thức thưởng phạt công bằng. Công ty cần theo dõi tiến độ và tình hình sản xuất, đối chiếu số lượng nguyên vật liệu xuất kho với các chỉ số kỹ thuật để có căn cứ cho công tác xuất nguyên vật liệu. Đồng thời, Công ty cần quản lý các chứng từ giao nhận vật liệu và thường xuyên kiểm kê giá trị nguyên vật liệu trong kho để đảm bảo cung ứng vật liệu cho sản xuất.

Công ty cần tích cực nghiên cứu tìm ra các nguồn nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng với chi phí thấp nhất, hoàn thiện bộ phận tính định mức nhằm sử dụng tiết kiệm nhất nguyên vật liệu. Công ty cần có hệ thống máy tính hiện đại và đội ngũ nhân viên có trình độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ, tìm ra các giải pháp sử dung nguyên vật liệu hiệu quả nhất.

Việc chủ yếu lựa chọn các nhà cung ứng cũ dẫn đến một số khó khăn cho Công ty. Số lượng nhà cung ứng quá ít, vì thế, khi nhà cung ứng cung cấp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng hay không đúng thời gian,…. ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty nên lựa chọn thêm một vài nhà cung ứng và xây dựng, củng cố mối quan hệ với họ để chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, giảm rủi ro, tránh được bị ép giá,…

Công ty cần thận trọng hơn nữa trong quá trình đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng và thiết lập mối quan hệ bền chặt với các nhà cung ứng, tiến hành các biện pháp marketing với họ nhằm làm cho họ thường xuyên cấp hàng cho Công ty với độ tin cậy cao.

2.2.3 Hoàn thiện công tác định mức NVL

Đối với doanh nghiệp sản xuất, công tác định mức nguyên vật liệu là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu và hoạt động cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Vì vậy, định mức phải được xây dựng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty và phải được xây dựng cho mọi khâu có sử dụng nguyên vật liệu. Bộ phận định mức cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện định mức để tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu.

Việc thực hiện công tác định mức nguyên vật liệu ở Công ty Dệt Đông Xuân chưa thực sự hiệu quả. Ý thức sử dụng nguyên vật liệu của cán bộ công nhân viên còn chưa cao nên một số nguyên vật liệu dùng quá định mức, dẫn đến một số trường hợp thiếu hụt vật liệu cho quá trình sản xuất, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nguyên vật liệu. Số lượng nhân viên bộ phận định mức còn quá ít ( chỉ có 4 người), năng lực chưa cao trong khi các đơn hàng quá nhiều nên việc đưa ra định mức còn chậm, chưa đáp ứng quá trình sản xuất. Công ty cần tuyển dụng thêm nhân viên bổ xung vào bộ phận định mức, đồng thời, Công ty cần thường xuyên kiểm tra và tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ,năng lực cho cán bộ định mức.

liên tục nghiên cứu, cải tiến công tác định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, dựa trên thực tế tình hình sản xuất kinh doanh mà nghiên cứu xây dựng những định mức hợp lý hơn, đảm bảo cung cấp sản phẩm đạt yêu cầu với mức sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm nhất.

Bên cạnh đó, Công ty nên áp dụng khoa học kỹ thuật: sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. Vấn đề giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu cần đảm bảo giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách giảm lượng nguyên vật liệu kết tinh trong sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm tới mức tối thiểu, giảm giá thành và tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.

Trong quá trình sản xuất, cán bộ định mức cần thường xuyên theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện định mức đối với từng công đoạn, từng phân xưởng sản xuất để phát hiện những tiêu cực còn tồn tại và nguyên nhân, từ đó có các giải pháp khắc phục, đồng thời phát huy các thành tích đạt được.

2.2.4. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường

Khi tiến hành nghiên cứu, Công ty cần nắm được các thông tin về xu hướng thị trường nguyên vật liệu năm tới ra sao, về khả năng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho Công ty. Công ty cần thu thập các báo cáo về tình hình thị trường, chú ý đánh giá khả năng phát triển, mở rộng thị trường của Công ty trong năm tới, thu thập các số liệu về số lượng, mạng lưới nhà cung ứng, giá cả, chất lượng nguyên vật liệu của mỗi đơn vị cung ứng,... Từ các kết quả đó, Công ty có thể chủ động hơn trong mua sắm nguyên vật liệu, đảm bảo đáp ứng quá trình sản xuất.

Thị trường cung ứng nguyên vật liệu hiện nay của Công ty chủ yếu là thị trường nước ngoài với các bạn hàng cũ, khi có nhu cầu nguyên vật liệu, Công ty quan tâm đến những nhà cung ứng này trước mà chưa có sự nghiên cứu thị trường bên ngoài ra sao. Vì thế, Công ty nên nghiên cứu thị trường cung ứng, tăng thêm số lượng nhà cung ứng để tận dụng các cơ hội và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

Công ty nên có các kế hoạch xây dựng hệ thống thu thập thông tin, tổng hợp tình hình thị trường, đánh giá phân tích đưa ra những dự báo cụ thể để làm cơ sở

cho việc ra quyết định. Công ty phải có đầy đủ, chính xác những thông tin cơ bản về nhà cung ứng mà có hoặc dự dịnh có quan hệ giao dịch: độ tin cậy, khả năng sản xúât, chất lượng, giá cả nguyên vật liệu, phương thức vận chuyển,…

Khoa học ngày càng phát triển, hệ thống thông tin ngày càng đa dạng, phong phú đầy đủ, đáp ứng kịp thời nhu cầu cung cấp số liệu. Đây là điều kiện tốt để Công ty thực hiện và hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường.

2.2.5 Hoàn thiện công tác vận chuyển nguyên vật liệu

Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu của Công ty là việc tham gia có kế hoạch của các phương tiện vận chuyển để vận chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung ứng hay các kho tàng trung gian về Công ty hoặc từ kho đến các phân xưởng.

Để hoàn thiện công tác vận chuyển, Công ty cần chú trọng hơn nữa vấn đề quản trị vận chuyển bao gồm: định hướng, tổ chức và kiểm tra quá trình vận chuyển nhằm vận chuyển toàn bộ nguyên vật liệu từ nơi cần chuyển đến mục tiêu cần chuyển đảm bảo thời gian, chất lượng và hiệu quả.

Về phương thức vận chuyển, Công ty lựa chọn phương thức tự vận chuyển. Tuy nhiên, đối với vận chuyển bên ngoài, Công ty cần phải tính toán kỹ lưỡng về khối lượng, tốc độ đòi hỏi, …. khi đưa ra quyết định vận chuyển. Do đặc thù của ngành nên công việc vận chuyển của Công ty tương đối ổn định, Công ty nên lựa chọn phương thức vận chuyển có chi phí thấp.

Công ty cần phải xây dựng các định hướng vận chuyển. Trong các thời kỳ ngắn hạn, Công ty phải xây dựng được các kế hoạch vận chuyển cụ thể, giải quyết nhiệm vụ vận chuyển với chi phí nhỏ nhất, có các kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển,…

Khi đã xây dựng được các kế hoạch vận chuyển, Công ty cần thường xuyên giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện hoạt động vận chuyển, đảm bảo ăn khớp với nhịp độ sản xuất.

Chi phí vận chuyển luôn được xem là yếu tố quan trọng của các chi phí hậu cần trong Công ty. Vì vậy, cán bộ làm công tác vận chuyển cần phải được đào tạo thêm để có hiểu biết sâu sắc về vấn đề vận chuyển nguyên vật liệu, đáp ứng yêu cầu

về trình độ chuyên môn, đảm bảo hoạt động vận chuyển hiệu quả với chi phí thấp nhất.

2.2.6. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ phụtrách NVL trách NVL

Công ty nên xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ cung ứng nguyên vật liệu nhằm giúp họ nâng cao năng lực quản lý và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Công ty nên có các biện pháp quản trị nhằm tạo ra các động lực vật chất, tinh thần cho người lao động, gắn lợi ích của người lao động với kết quả họ tạo ra để khai thác hết tiềm năng của người lao động. Công ty nên xây dựng các quy định về sử dụng nguyên vật liệu trong Công ty và có các hình thức kỷ luật, xử phạt cụ thể với các đối tượng vi phạm. Công ty cần áp dụng các hình thức tạo động lực lao động: thưởng cho các công nhân đạt năng suất cao, thưởng cho công nhân có sang kiến trong sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, tặng bằng khen cho cá nhân, tập thể xuất sắc,… Bên cạnh đó, Công ty cần chú trọng cải thiện môi trường làm việc, thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm y tế, có chính sách đãi ngộ thoả đáng,….

Để sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu đòi hỏi cán bộ lập kế hoạch, cán bộ vật tư có kỹ năng, trình độ, sự sáng tạo để có thể xây dựng kế hoạch cấp phát khoa học, kịp thời, xây dựng định mức hợp lý,… Công ty cần có các kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc. Công ty nên thường xuyên tổ chức thi nâng bậc để sắp xếp lao động hợp lý, ngoài ra, Công ty cần tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có nguyện vọng đi học thêm để nâng cao trình độ.

2.3. Một số kiến nghị với nhà nước

Kết quả sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng do chính doanh nghiệp đó quyết định. Nhưng, sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh cũng tác động lớn đến phương hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bình đẳng sẽ tạo cho điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng,… điều này có tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, ngược lại, nó có thể là yếu tố tiêu cực, cản trở sự phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của doanh nghiệp. Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh phụ thuộc vào yếu tố luật pháp và quản lý Nhà nước về kinh tế. Để sự tác động của môi trường kinh doanh với Công ty Đông Xuân là tích cực, Công ty có một số kiến nghị cần Nhà nước và các cơ quan cấp trên xem xét, giải quyết.

2.3.1. Về thể chế, chính sách

Dệt may là một trong ba ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích phát triển ngành dệt may: ưu tiên các dự án đầu tư vào ngành dệt may, sử dụng các công cụ thuế hợp lý hơn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập máy móc để đảm bảo tính cạnh tranh về giá cho các sản phẩm trong nước, trang thiết bị, tập trung đầu tư hơn nữa cho ngành dệt và sản xuất nguyên phụ liệu may mặc,…

Nhà nước sớm nghiên cứu hoàn thiện môi trường kinh doanh, tạo “sân chơi” thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn nước ngoài, tạo điều kiện phát triển cho ngành dệt may.

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, để tạo cơ hội cho ngành dệt may phát triển công bằng, Việt Nam cần tích cực tham gia các vòng đàm phán liên quan đến ngành dệt may Nhà Nước cần tập trung đầu tư hơn nữa cho ngành dệt và sản xuất phụ liệu may mặc

2.3.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại công ty TNHH Một thành viên Dệt Kim Đông Xuân (Trang 63)