Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề xã hội của Công nghệ thông tin Ngữ cảnh xã hội của thời đại CNTT (Trang 46)

IV. Đánh giá tổng kết

2.Mục tiêu phát triển

Trong mục tiêu phát triển tới năm 2010, Việt Nam đặt việc ứng dụng rộng rãi CNTT trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế, hình thành, xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử là đích giúp chúng ta đạt trình độ trung bình trong ASEAN.

Đến năm 2020, với CNTT-TT làm nòng cốt, Việt Nam chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội, cơ bản trở thành một nước công nghiệp.

Việt Nam trở thành một trong những nước tiên tiến trong khu vực ASEAN về phát triển và ứng dụng CNTT-TT.

CNTT Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với các mục tiêu cơ bản sau:

- CNTT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trở thành một trong

các yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng;

- Phát triển mạng thông tin quốc gia phủ trên cả nước, với thông lượng lớn, tộc độ và chất lượng cao, giá rẻ; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt mức trung bình thế giới. Mật độ điện thoại đạt 55 - 60 máy/100 dân; mật độ thuê bao Internet đạt 13 – 15 thuê bao/100 dân (trong đó 30% là thuê bao băng rộng), với tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 35 - 40 %, mật độ máy tính cá nhân đạt trên 10 máy/100 dân10.

- Công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng. Công nghiệp CNTT&TT có tốc độ tăng trưởng 20-25% năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6-7 tỷ USD vào năm 2010.

- Đào tạo ở các khoa CNTT trọng điểm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN. Đa số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, tất cả các bác sĩ, y sĩ, sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học dạy nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và trên 30% dân cư có thể sử dụng các ứng dụng CNTT và khai thác Intemet.

Đến năm 2010, trên cơ sở phát triển và ứng dụng mạnh mẽ CNTT-TT Việt Nam đạt trình độ trung bình khá trong khu vực ASEAN về xã hội thông tin với một số mục tiêu cơ bản sau:

a) Về ứng dụng CNTT-TT

CNTT-TT được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, trong tất cả các ngành nhằm xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử:

- Xây dựng và phát triển công dân điện tử: Trên 50% người lao động, 80% thanh niên biết sử dụng các ứng dụng của CNTT-TT; 100% số xã có điểm Bưu điện văn hoá và trung tâm giáo dục cộng đồng có kết nối Internet; Phổ cập hệ thống quản lý điện tử đến trên 80% số bệnh viện toàn quốc phổ, cập sử dụng tin học cho trên 70% cán bộ y tế.

- Xây dựng và phát triển chính phủ điện tử tại các thành phố trực thuộc Trung ương và một số tỉnh trọng điểm: Cung cấp 80% dịch vụ hành chính công cơ bản trực tuyến; Cung cấp thông tin và giao dịch trực tuyến trên 50% các loại dịch vụ công cơ bản.

- Xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử: 90¸100% doanh nghiệp ứng dụng CNTT-TT vào quản lí, điều hành và phát triển nguồn lực, quảng bá thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường; 50¸60% doanh nghiệp ứng dụng CNTT-TT vào giám sát, cải tiến, tự động hoá các qui trình sản xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm.

- Phát triển giao dịch và thương mại điện tử: 25¸30% tổng số giao dịch của các ngành thực hiện qua giao dịch điện tử; Giao dịch và thương mại điện tử có trị giá tăng gấp 10 lần so với năm 2002.

b) Về phát triển hạ tầng viễn thông và Internet

Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet đi thẳng vào công nghệ băng rộng, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, giá cước thấp.

Mật độ điện thoại: 32¸35 máy/100 dân, trong đó mật độ điện thoại cố định: 14¸15 máy/100 dân và mật độ điện thoại di động: 18¸20 máy/100 dân.

Mật độ thuê bao Internet: 13 thuê bao/100 dân (trong đó 30% là thuê bao băng rộng) với tỷ lệ người sử dụng Internet đạt trên 50%.

Mật độ bình quân máy tính cá nhân: 10 máy/100 dân. 100% số xã trên toàn quốc có điện thoại.

Tất cả các Bộ, ngành, cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền cấp tỉnh và huyện được kết nối Internet băng rộng và kết nối với mạng diện rộng Chính phủ.

100% các điểm Bưu điện văn hoá xã và các trung tâm giáo dục cộng đồng được kết nối Internet.

100% số huyện và nhiều xã trong cả nước được phục vụ dịch vụ băng rộng với giá cước chấp nhận được.

100% viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông có truy nhập Internet tốc độ cao.

Trên 90% các trường trung học cơ sở, bệnh viện được kết nối Internet. Các doanh nghiệp mới chiếm 40¸50% thị phần dịch vụ viễn thông và Internet vào năm 2010.

c) Về Công nghiệp CNTT-TT

Việt Nam là địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đoàn CNTT-TT lớn. Việt Nam trở thành một trung tâm của khu vực về lắp ráp thiết bị điện tử, máy tính và viễn thông, sản xuất một số chủng loại linh, phụ kiện và thiết kế chế tạo thiết bị mới.

CNTT-TT trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn quan trọng, có tốc độ tăng trưởng trung bình 20¸25% một năm, đạt tổng doanh thu khoảng 6¸7 tỷ USD vào năm 2010.

Máy tính cá nhân, điện thoại di động và phần mềm mang thương hiệu Việt Nam chiếm lĩnh được tối đa thị phần trong nước và xuất khẩu không ít hơn 1 tỷ USD.

Phát triển công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin đồng bộ với mở rộng, phát triển mạng viễn thông. (Ngay khi Nhật Bản công bố bản “Xây dựng một xã hội Nhật Bản mới, tập trung phát triển Công nghệ thông tin” họ đã phát hiện ra rằng: mạng lưới băng rộng của nước này không được dùng hết năng lực cho dù họ là một nước có mức chi phí thấp nhất cho truy cập Internet tốc độ cao. Vì vậy việc phát triển về mặt nội dung thông tin và các ứng dụng của nó cần phải đi kèm theo sự phát triển về hạ tầng cơ sở). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung thông tin tăng trưởng 40% một năm. Đến 2010 đạt tổng doanh thu 1,2 tỷ USD.

Công nghiệp phần cứng máy tính tăng trưởng 20% một năm, đến 2010 tổng doanh thu khoảng 3 tỷ USD.

Công nghiệp điện tử tốc độ tăng trưởng 22% một năm, đến 2010 tổng doanh thu 2 tỷ USD.

Công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông tốc độ tăng trưởng 22% một năm, đến 2010 đạt tổng doanh thu 700 triệu USD.

d) Về phát triển nguồn nhân lực cho CNTT-TT

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu phát triển và ứng dụng CNTT-TT của đất nước.

Đào tạo về CNTT-TT tại các trường đại học trọng điểm đạt trình độ và chất lượng tiên tiến trong ASEAN cả về kiến thức, kĩ năng thực hành và ngoại ngữ.

70% sinh viên CNTT-TT tốt nghiệp ở các trường đại học trọng điểm đủ khả, năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế.

100% sinh viên tốt nghiệp tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đủ kỹ năng sử dụng máy tính và Internet trong công việc.

Sinh viên tốt nghiệp các trường sư phạm có đủ kỹ năng ứng dụng CNTT-TT để đổi mới phương pháp dạy và học.

Phát triển mạng giáo dục điện tử, hình thành cổng giáo dục điện tử trên Internet và phát triển mạnh các khoá học từ xa và các trường đại học ON- LINE

100% trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, các sở giáo dục và đào tạo có trang thông tin điện tử.

Tăng cường chất lượng và số lượng giảng viên CNTT-TT ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đảm bảo tỷ lệ dưới 15 sinh viên có 1 giảng viên.

Đa số cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên tất cả các cấp, bác sĩ, y sĩ sinh viên đại học và cao đẳng, học sinh trung học chuyên nghiệp, trung học nghề và trung học phổ thông, 50% học sinh trung học cơ sở và một bộ phận

dân cư có nhu cầu được đào tạo kiến thức ứng dụng CNTT-TT và khai thác Internet.

Đa số các bộ, ngành, tỉnh, thành phố và các đơn vị tương đương có cán bộ lãnh đạo quản lý thông tin, được bổ túc, đào tạo các chương trình quản lý CNTT-TT với trình độ tương đương trong khu vực.

Năng suất lao động trong lĩnh vực CNTT-TT ngang với mức trung bình khá trong khu vực ASEAN; năng suất lao động phần mềm đạt mức tiên tiến so với các nước trong khu vực

Một phần của tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề xã hội của Công nghệ thông tin Ngữ cảnh xã hội của thời đại CNTT (Trang 46)