Xu hướng phát triển

Một phần của tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề xã hội của Công nghệ thông tin Ngữ cảnh xã hội của thời đại CNTT (Trang 32)

Trong những năm tới vai trò và vị trí của giới CNTT-TT Việt Nam nói chung và nguồn lực trẻ CNTT-TT nói riêng sẽ được khẳng định và được xã hội nhìn nhận đánh giá đúng, được tôn vinh.

- Đội ngũ giới CNTT-TT đặc biệt giới trẻ sẽ tăng nhanh về số lượng, cải thiện về chất lượng, phạm vi hoạt động được mở rộng ra thị trường quốc tế, sự liên kết và hợp tác giữa các hội viên và các khối hội viên với nhau là xu thế khách quan phát triển CNTT-TT Việt Nam.

- CNTT-TT Việt Nam có cơ hội nhanh chóng nâng cao trình độ, năng lực sánh ngang cùng các nước trong khu vực và thế giới, sẽ có nhiều cơ hội vươn ra thị trường thế giới, mở rộng tầm hoạt động và qui mô hoạt động.

- Theo Hiệp định công nghệ, khi gia nhập WTO, VN sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường CNTT. Đây sẽ là thời cơ lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời cũng đặt các DN CNTT VN trước những thách thức không nhỏ cho việc hội nhập.

* Những dự đoán về xu hướng công nghệ thông tin trong năm mới

2007: Vista

Quảng bá ầm ĩ, Microsoft chiếm hầu hết các tựa bài viết ngay trong đầu năm mới khi hãng đưa ra hệ điều hành Windows Vista cho người dùng phổ thông, theo kế hoạch là cuối tháng 1 và bị hoãn lại. Tiếp đó, tiêu đề các bài báo là những đề tài nóng xoay quanh nó, các nhà quản trị CNTT lại phải vất vả một phen nữa, phải nâng cấp toàn mạng lưới hệ thống, rồi lại đến các chuyện bảo mật, và rõ ràng là không thể thiếu những bản sửa lỗi sau khi Vista xuất hiện.

Những ông vua nội dung

Theo nhà phân tích Leonard Fuld của công ty Fuld&Associates (bang Boston , Mỹ), câu chuyện và xu hướng công nghệ tiếp theo trong năm 2007 sẽ là “thế giới thông tin và cách hình thành của nó”. Vẫn con đường cũ, chúng ta còn phải dựa nhiều vào Google để có được thông tin. Google vừa có YouTube nhưng công cụ này như một tảng băng trôi, vẫn còn nhiều ẩn số. Google sẽ hốt bạc từ các nhà cung cấp nội dung khác qua doanh thu quảng cáo. Một nhân vật mới trong năm nay là News, hãng cung cấp nội dung, cộng tác với nhiều công ty truyền thông lâu đời mà những công ty lâu đời này ngày càng phải cạnh tranh khắc nghiệt với các nhà cung cấp nội dung Internet, chưa kể đến cộng đồng blog và các nhà cung cấp nội dung chuyên biệt.

Song song với những dòng chảy trên là TV “phát sóng” trên nền Internet sẽ “phất” trong năm nay. Bạn đã nghe đến Internet TV cách đây vài năm, nhưng năm 2007 sẽ là của nó.

Thiên đàng của tin tặc

Phần mềm ác ý, phần mềm gián điệp, virus, sâu sẽ tiếp tục là nguyên nhân chính gây đau đầu cho các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và cả những ai yêu chuộng công nghệ. McAfee là một trong các công ty bảo mật dự đoán tin tặc đang nhắm đến tập tin MP3 và không có lý do gì để loại bỏ khả năng này. Chúng cũng có thể “cài bom” vào các đường link vì những kẻ “hành hương lên web” không mảy may cân nhắc một rủi ro nào khi nhấn vào đường link đa phương tiện đó.

Cũng có một số mối đe họa toàn cầu liên quan đến các tổ chức khủng bố, không loại trừ al-Qaeda. Nhưng những lời đe dọa đó không có căn cứ và chúng ta dành mối lo này cho những chuyện khác đáng lo hơn.

Thư rác, thư rác, thư rác

Sẽ tệ hơn rồi sẽ tốt hơn. Có thể mạnh miệng nói chuyện giải quyết thư rác sẽ tốt hơn là vì các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) sẽ yêu cầu người dùng tự bảo vệ máy tính của mình, và ISP sẽ hủy bỏ các tài khoản người dùng nào mà máy tính của họ là nạn nhân của thư rác. Bên cạnh đó, những kẻ tống thư rác sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý chứ không còn “nhởn nhơ” phân bua như trước đây nữa.

Ai hơn ai?

Apple sẽ còn tiếp tục thống trị thị trường thiết bị giải trí cá nhân. Bạn có thể biết rõ điều này, nhưng trong năm 2007 thì đây sẽ là câu chuyện đầy kịch tính. Zune của Microsoft chưa đủ lực để hút người dùng. Một vài nhà phân tích cho rằng Zune sẽ chiếm một góc chiếc bánh thị phần của Apple, nhưng Zune vẫn còn nhiều hạn chế và bởi vì iPod đã in đậm dấu chân trên con đường giải trí, thậm chí ngay cả khi người dùng iPod không truy cập được vào kho nhạc iTunes.

Thiên đàng Wi-Fi

Không riêng gì những thành phố lớn, ngay cả ở các thành phố nhỏ, khách du lịch sẽ được Wi-Fi “ôm trọn”. Wi-Fi sẽ còn tiếp tục bành trướng. Không chối cãi một điều là còn nhiều nơi chưa có mạng Wi-Fi, nhưng rõ ràng Wi-Fi ngày càng phủ rộng hơn.

Tận dụng ưu thế này, một nấc thang kết nối mới sẽ khiến các nhà sản xuất phần cứng đưa ra nhiều thiết bị nhỏ hơn có sẵn bàn phím. Dân di động sẽ có được những thiết bị di động chuyên biệt để kết nối Wi-Fi, ví dụ như chiếc Black Berry của công ty Research In Motion.

Nguồn mở tiếp tục chiếm ưu thế

Số người sử dụng máy tính ngày càng tăng. Nhân viên hành chính sẽ dần chuyển qua dùng Linux và ứng dụng nguồn mở, thay thế cho Vista . Microsoft sẽ còn tiếp tục ra sức cạnh tranh với các nhà sản xuất phần mềm mở. Red Hat vẫn còn trụ được so với các đối thủ cạnh tranh. Tiếng nói của

cộng đồng nguồn mở vẫn còn trọng lượng và phần mềm nguồn mở ngày càng trở nên phổ biến hơn. Cộng đồng này có được lợi thế là họ không phải giải quyết các vấn đề mang tính pháp lý và thừa kế.

Web 3.0 và xa hơn nữa

Chúng ta đang nghe đâu đó nói về thế hệ Web 3.0. Rõ ràng các chuyên gia hiện đang đi qua cột mốc Web 2.5, thậm chí Web 2.0 trước đây đã được ứng dụng rất phổ biến. Một điều chắc chắn là Web hiện diện ở mọi nơi. Làm việc cộng tác, tra cứu trực tuyến, blog, các tiện ích nhỏ (mashup), các ứng dụng thân thiện với người dùng sẽ trở nên phổ biến hơn nhiều trong năm 2007. Đến bây giờ, việc định nghĩa một cách chính xác Web là gì vẫn còn được đem ra tranh cãi rất nhiều. Web 2.0, 3.0 sẽ tiếp tục “tiến lên” trong năm mới này và nhiều năm tiếp theo nữa.

Nhượng quyền, mua bán

Bên cạnh việc hợp nhất giữa các nhà cung cấp nội dung số, ta còn thấy nhiều sự hợp nhất của thị trường công nghệ thông tin. Hãng Oracle sẽ tiếp tục là hãng vung tiền nhiều nhất. Còn Microsoft luôn mua lại các công ty có công nghệ độc đáo. Năm nay cũng có thể Gateway bị mua lại. Các thị trường cung cấp truyền thông đến cuối năm 2007 sẽ có ít kẻ tham gia hơn bởi vì các công ty cố giữ thế cạnh tranh, đưa ra dịch vụ VOIP, không dây, Internet và các dịch vụ khác trong một gói sản phẩm duy nhất.

Một chuyên gia dự đoán làn sóng cạnh tranh tiếp theo sẽ trở nên nóng nhất kể từ giữa thập niên 90. Các thiết bị riêng biệt như là điện thoại di động, điện thoại cố định, và TV sẽ hoạt động chung với nhau. Ví dụ khi điện thoại reo, bạn sẽ thấy tên người gọi tới trên màn hình TV và trả lời cuộc gọi ngay trên TV hoặc trên máy tính, hoặc trên điện thoại bởi vì tất cả các thiết bị đều dùng một mạng lưới. Năm nay sẽ là mốc chuyển giao cho tất cả các công nghệ này.

* Xu hướng CNTT – TT được cho là sẽ diễn ra trong năm 2007 về thị trường, quản lý nhà nước, hoạt động doanh nghiệp, sự phát triển hạ tầng…

1. Đầu tư nước ngoài lĩnh vực CNTT –TT tăng trưởng mạnh mẽ. Nhiều tập đoàn đa quốc gia về CNTT – TT sẽ chuyển dịch đầu tư sản xuất sang Việt Nam chứ không chỉ bán hàng như trước đây. Trong đó, hy vọng rằng IBM sẽ chọn đầu tư lớn vào Khu Công Nghệ Cao TP.HCM, tiếp bước Intel của năm 2006.

2. Thương Mại Điện Tử bùng nổ. Thị trường các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng Internet tăng trưởng cao (200% trở lên) với các hoạt động như mua bán trực tuyến; xem phim, nghe nhạc trên mạng, game trực tuyến. Nhiều công ty kinh doanh qua mạng ra đời, song song đó, giải pháp phần mềm trong lĩnh vực thương mại điện tử cũng được đẩy mạnh sản xuất. Giao dịch qua mạng thật sự với ngân hàng cũng diễn ra trong năm nay.

3. Viễn thông di động tăng trưởng về chất, công nghệ 3G được ứng dụng mạnh. Các nhà cung cấp sẽ đẩy mạnh phát triển công nghệ để cạnh

tranh thu hút thuê bao, đánh dấu bước chuyển dần từ lượng sang chất. Số lượng thuê bao di động tăng nhanh, đặc biệt nhóm ĐTDĐ 3G sẽ thu hút nhiều khách hàng mới. Từ nữa cuối năm 2007, dịch vụ mới Mobile TV (cho cả GSM và CDMA) sẽ được đưa vào ứng dụng. Sẽ có hàng loạt kỷ lục Việt Nam được lập về mạng điện thoại di động.

4. CNTT được quan tâm đặc biệt trên thị trường chứng khoán. Kết

nối mạng trên thị trường CK tiếp tục gặp trục trặc, dẫn đến việc CNTT được đầu tư một cách thích đáng để hổ trợ phát triển thị trường. Từ đó, Việt nam xây dựng được một hệ thống thông tin quản lý thị trường CK tầm cở so với khu vực. Về phía công ty niêm yết, ít nhất 5 công ty CNTT – TT nữa sẽ lên sàn.

5. Gia tăng sử dụng sản phẩm phần mềm có bản quyền và phần

mềm nguồn mở. Microsoft sẽ siết chặt tình trạng vi phạm bản quyền tại Việt

Nam. Nhiều doanh nghiệp sẽ bị thanh tra. Việc ứng dụng mã nguồn mở trong doanh nghiệp do đó sẽ phát triển thành phong trào trong năm 2007.

6. Phát triển Wimax tại TP.HCM và Hà Nội. Tiếp sau những thử nghiệm dịch vụ Wimax trong năm 2006, các nhà cung cấp dịch vụ Internet bắt đầu đầu tư hạ tầng để cung cấp dịch vụ này. Sẽ có có cạnh tranh gay gắt giữa những nhà cung cấp dịch vụ để thu hút khách hàng.

7. An toàn thông tin được chú trọng. Hàng loạt website sẽ bị tấn công, nhất là website của cơ quan nhà nước. Vấn đề an ninh mạng trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp do đó sẽ được quan tâm đặc biệt. Thị trường sẽ chứng kiến sự bùng nổ của dịch vụ bảo mật mạng và an toàn dữ liệu. Mạng lưu trữ dữ liệu riêng tại doanh nghiệp sẽ phát triển, “dọn đường” cho sự phát triển các ứng dụng thiết kế trên nền tảng mạng và Internet.

8. Đối thoại trực tuyến diễn ra thường xuyên. Các cơ quan quản lý nhà nước, bộ, ban ngành, Chính Phủ tích cực đối thoại trực tiếp với người dân, người dân cũng giao tiếp nhiều hơn với các cơ quan quản lý qua kênh này.

9. Thiếu nhân lực CNTT. Nhân lực vẫn là bài toán chưa giải xong của ngành CNTT – TT 2007. Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp và nhu cầu tin học hóa mọi ngành nghề đòi hỏi nguồn nhân lực CNTT lớn, cả cho ngành CNTT lẫn lĩnh vực ứng dụng CNTT. Xã hội hóa đào tạo CNTT do đó tiếp tục được đẩy mạnh. Mà chất lượng nguồn nhân lực CNTT Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng và phát triển tin học của đất nước.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Một số vấn đề xã hội của Công nghệ thông tin Ngữ cảnh xã hội của thời đại CNTT (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w