Nguyên nhân hạn chế, yếu kém hoạt động Marketing của Công ty

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING (Trang 48)

1) Nguyên nhân khách quan:

- Do chính sách Marketing của nước ta nói chung còn hạn chế chưa có tác động mạnh đến hoạt động Marketing của công ty làm cho sự năng động, sáng tạo trong quá trình phát triển Marketing còn hạn chế.

- Do một số chính sách giá, phân phối của Nhà nước chưa đảm bảo công bằng làm ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp, nhất là ảnh hưởng đến chính sách giá, sản phẩm của doanh nghiệp đang thực hiện.

- Do nền kinh tế suy thoái làm cho sức mua giảm sút, sản xuất bị trì trệ ảnh hưởng đến công tác Marketing của doanh nghiệp trong vấn đề kích cầu dẫn đến thúc đẩy sản xuất đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng.

2) Nguyên nhân chủ quan

- Bộ máy quản lý công ty chưa được hoàn thiện là do bản thân lãnh đạo của công ty chưa nhận thấy rõ chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên, bộ phận và lợi ích đem lại từ việc thực hiện các nhiệm vụ đó. Ngoài việc quan tâm đến lợi ích của nhân viên thì việc sắp xếp bố trí phù hợp với khả năng của họ cho phép công ty tận dụng được năng lực của từng người, khuyến khích họ phát huy hết khả năng của mình. Trong công ty có sự sắp xếp từ ban lãnh đạo đến các phòng ban đều phải gánh vác nhiều nhiệm vụ khác nhau, không tạo được điều kiện thuận lợi cho nhân viên tham gia các chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của

mình. Đặc biệt là dù công ty có nhu cầu rất lớn về việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường để mở rộng thị trường và tăng tốc độ tiêu thụ của sản phẩm nhưng hiện nay công ty vẫn chưa có một chính sách cụ thể cho lĩnh vực này.

- Về công tác Marketing của công ty chưa coi Marketing là một công cụ hay “vũ khí” nhằm thúc đẩy cạnh tranh trên thương trường. Vì vậy, chưa có hoạt động Marketing thích ứng, năng động làm cầu nối gắn chặt người sản xuất và người tiêu dùng thông qua đó kích thích họ hăng hái, gắn bó với công ty nhằm thoả mãn yêu cầu và sở thích của họ.

- Công ty chưa có những biện pháp Marketing để tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo công ăn việc làm ổn định cho nhân viên, đào tạo và tuyển dụng thêm nhân viên để có được đội ngũ kỹ thuật có trình độ cao. - Công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức Marketing đối với người tiêu dùng vẫn chưa được quan tâm đúng mức đẫn đến việc họ xa lạ sản phẩm của doanh nghiệp làm cho sản phẩm của doanh nghiệp khó tiêu thụ hay tiêu thụ chậm vì thiếu sự hưởng ứng, niềm tin của họ đối với doanh nghiệp.

- Công tác đào tạo còn chưa theo kịp với sự phát triển của công nghệ, còn thiếu nhiều cán bộ kỹ thuật, chuyên gia kể cả trong các lĩnh vực truyền thống của công ty cũng như các lĩnh vực mới. Đặc biệt thiếu chuyên gia kỹ thuật, chuyên viên kinh doanh hiểu biết và được đào tạo về Marketing, chuyên gia kỹ thuật và cán bộ dự án để tham gia vào dự án BCCS (mạng quản lý điều hành sản xuất kinh doanh tập trung).

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING (Trang 48)