Đánh giá chung về điều kiện, tiềm năng thế mạnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 62)

4. Kết cấu của luận văn

3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện, tiềm năng thế mạnh

3.1.4.1. Các lợi thế

- Hà Giang tiếp giáp với hai hành lang một vành đai kinh tế thuận lợi trong việc giao lƣu với khu vực kinh tế năng động. Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực này trong tƣơng lai là một trong những cơ hội tốt cho phát huy các lợi thế của Hà Giang;

mô khá lớn đối với các loại cây trồng có giá trị kinh tế nhƣ cây dƣợc liệu, cây ăn quả mang đặc trƣng của vùng cao Hà Giang (Hoa tam Thất, Ấu tẩu, Đỗ Trọng, Chè Dảo Cổ lam, Chè Đắng, Sa nhân, Thảo quả; Cam sành …) phát triển các loại vật nuôi để chế biến ra các món ăn, sản phẩm đặc trƣng của vùng cao phục vụ khách du lịch nhƣ: Thịt lợn hun khói, thịt Trâu treo gác bếp, thắng cố, Cháo ấu tẩu, rêu nƣớng…

- Khoáng sản ở Hà Giang qua khảo sát, thăm dò bƣớc đầu có 28 loại khoáng sản khác nhau, đáng chú ý là có những mỏ có trữ lƣợng lớn trên một triệu tấn với hàm lƣợng khoáng chất cao nhƣ: Ăngtimon, sắt, chì, kẽm. Ngoài ra còn nhiều khoáng sản khác nhƣ: Pirít, thiếc, chì, đồng, Mănggan, vàng sa khoáng, cao lanh…Hiên nay đang trong giai đoạn bƣớc đầu khai thác theo quy mô công nghiệp và từng bƣớc nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác để không làm ảnh hƣởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng và đặc biệt hạn chế đến mức tối thiểu việc khai thác khoáng sản ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên du lịch…

- Rừng ở Hà Giang khá phong phú về chủng loại nhƣ: Rừng đặc dụng rừng sản xuất, rừng cảnh quan vừa có giá trị kinh tế, bảo vệ môi trƣờng. Ngoài ra có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nƣớc của hệ thống Sông để phát triển tiềm năng thủy điện và góp phần quan trọng trong việc phát triển các loại hình du lịch ở các khu, điểm du lịch của tỉnh…

- Có nhiều cảnh quan ngoạn mục và độc đáo, kết hợp với các lợi thế về khí hậu và tài nguyên nhân văn đa dạng, đặc biệt có CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã tạo nên ƣu thế nổi trội về phát triển du lịch so với các địa phƣơng khác trong khu vực. Cảnh quan và danh lam thắng cảnh phân bố đều khắp trên địa bàn các huyện trong tỉnh, rất thuận lợi cho xây dựng các cụm du lịch với những nét đặc sắc của từng khu vực. Hà Giang có tài nguyên nhân văn khá đa dạng, nơi hội tụ nền văn hóa của 19 dân tộc anh em, với

nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh; có nhiều lễ hội và nhiều ngành nghề thủ công truyền thống; kết hợp với cảnh quan, khí hậu, môi trƣờng đã tạo nên ƣu thế nổi trội về phát triển du lịch.

- Có vị trí chiến lƣợc, quan trọng về quốc phòng, an ninh đối với cả nƣớc. Tháng 12/2014 Cửa khẩu Quốc gia Thanh thủy đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ quyết định nâng cấp thành Cửa khẩu Quốc tế, giúp cho hành trình đƣờng bộ ngắn nhất từ Vân nam - Trung Quốc đến Thủ đô Hà Nội - Việt nam. Việc nâng cấp của khẩu sẽ giúp du khách các nƣớc qua đây vào Trung Quốc và các nƣớc Đông Nam Á và ngƣợc lại một cách thuận lợi…

3.1.4.2. Các hạn chế

- Do chỉ có hệ thống giao thông đƣờng bộ, địa hình nhiều đồi núi cao, chia cắt mạnh nên phần nào đã ảnh hƣởng đến chiến lƣợc phát triển KTXH của tỉnh nói chung và chiến lƣợc phát triển du lịch nói riêng;

- Xuất phát điểm của nền kinh tế Hà Giang còn thấp so với một số tỉnh trong cùng khu vực và với mặt bằng chung của cả nƣớc. Đời sống của dân cƣ còn gặp khó khăn, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm không ổn định, cơ cấu kinh tế vẫn là nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong GDP (tăng trƣởng kinh tế chủ yếu từ nông, lâm nghiệp và do đầu tƣ công) vì vậy khả năng tự phát triển từ nguồn nội lực còn gặp khó khăn...

- Nguồn lao động dồi dào song trình độ lao động đã qua đào tạo thấp, dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, trình độ dân trí ở vùng đồng bào DTTS thấp. Tình trạng dân di cƣ tự do, du canh du cƣ vẫn diễn ra, gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện các Chƣơng trình an sinh xã hội và đầu tƣ cơ sở hạ tầng hiệu quả không cao; việc du canh du cƣ có ảnh hƣởng không nhỏ đến việc bảo tồn, gìn giữ những tài nguyên du lịch có nguồn gốc từ thiên nhiên.

- Do đặc điểm địa hình nên mùa khô ở các huyện vùng cao (đặc biệt là đối với 04 huyện vùng cao núi đá Phía Bắc) còn có hiện tƣợng thiếu nƣớc cục

bộ ở một số xã mà chƣa đƣợc đầu tƣ, xây dựng hệ thống Hồ cheo chứa nƣớc. Do vậy, ảnh hƣởng phần nào đến các hoạt động du lịch, vì vào thời gian này rất nhiều du khách trong và ngoài nƣớc muốn khám phá, cảm nhận không khí lạnh, cảnh quan thiên nhiên vùng núi cao. Đây là yếu tố cần phải đƣợc tính toán khi nghiên cứu để đầu tƣ, phát triển các loại hình du lịch cho phù hợp, để đảm bảo tính hiệu quả, tính liên tục đối với các hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 62)