Những yếu tố thuận lợi tác động đến phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 99)

4. Kết cấu của luận văn

4.1.1.Những yếu tố thuận lợi tác động đến phát triển du lịch

- Tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc: khoa học kỹ thuật và công nghệ có những bƣớc nhảy vọt; kinh tế tri thức bƣớc đầu tham gia vào phát triển lực lƣợng sản xuất; hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế mà đông đảo các nƣớc, các dân tộc tích cực hƣởng ứng. Trong bối cảnh đó, nhu cầu về du lịch tăng nhanh, với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng và Đông Nam Á, theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lƣợt khách quốc tế.

- Trong nƣớc những năm qua ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều biện pháp đồng bộ, kịp thời, phát huy tinh thần năng động sáng tạo, đƣa ngành vƣợt qua nhiều khó khăn, hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu kế hoạch. Công tác QLNN trong lĩnh vực du lịch đƣợc tăng cƣờng. Hợp tác và hội nhập kinh

tế quốc tế đƣợc đẩy mạnh hơn những năm trƣớc, thông qua các hoạt động hợp tác song phƣơng và đa phƣơng. Việt Nam nằm trong vùng phát triển kinh tế đƣợc đánh giá vào loại năng động nhất thế giới. Kết cấu hạ tầng ngày càng đƣợc đầu tƣ phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện; nhận thức về ngành du lịch thay đổi theo hƣớng tích cực; nhu cầu du lịch tăng nhanh. Ngành du lịch Việt Nam ý thức hơn về chuyên nghiệp hoá trong quản lý và kinh doanh du lịch. Mục tiêu tổng quát của chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011) là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tƣơng đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh đƣợc với các nƣớc trong khu vực và thế giới; phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển. Việt Nam có chế độ chính trị ổn định, an ninh bảo đảm; đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam mến khách; là điểm đến an toàn; thân thiện đối với khách du lịch quốc tế và Việt Nam đƣợc xem là một điểm đến mới và rất an toàn trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á nói chung.

- QLNN về du lịch của tỉnh Hà Giang trong những năm qua đã có biến chuyển; nhận thức của các cấp, các ngành về phát triển kinh tế du lịch là một yêu cầu tất yếu khách quan với những lợi thế của Hà Giang. Về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đã đƣợc HĐND tỉnh thông qua, UBND tỉnh đang triển khai tổ chức thực hiện; CVĐC toàn cầu CNĐĐV đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể, thời gian tới các Bộ ngành có liên quan sẽ bố trí các nguồn vốn đầu tƣ tạo điều kiện cho Hà Giang có nhiều loại hình du lịch mới, với quy mô lớn hơn và thu hút nhiều khách du lịch trong đó đặc biệt là khách quốc tế…

Những yếu tố nêu trên là điều kiện thuận lợi để Hà Giang có cơ hội phát triển mạnh về kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, nếu công tác QLNN thực hiện hết chức năng và biết tận dụng, khai thác những cơ hội này.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 99)