d) Dịch vụ truyền thông đa phương tiện
4.2.6. ĐỊNH TUYẾN
a) Khái niệm định tuyến
Định tuyến có nghĩa là xác định một tuyến để trang bị cấp các mạch đấu nối tới các tổng đài, sau khi xác định cấu hình mạng. Với việc định tuyến như vậy, một
61
trạm lặp có thể được xác định và cho biết được thiết bị truyền dẫn như ghép kênh trong trạm.
Với sự tiến bộ của mạng truyền dẫn, thường tồn tại nhiều tuyến có khả năng đáp ứng một kênh. Nếu có một kênh được sắp đặt trên một tuyến tự do là tự do, hiệu quả kinh tế và độ tin cậy sẽ bị hạn chế, quản lý khi đó cũng rất khó khăn. Như vậy cần xác định một phương pháp tối ưu khi xem xét nhiều tuyến.
(1) 30km 30km (4) 20 km (3) 20km 30km 20km (2)
Tuyến (1) A-B-C (2) A-D-E-C (3) A-B-D-E-C (4) A-D-B-C
Hình 4.5. Ví dụ định tuyến từ (A-C)
b) Các xem xét cho quá trình định tuyến
Đối với việc định tuyến, cần phải xem xét hiệu quả kinh tế, độ tin cậy, các điều kiện kỹ thuật.
(1) Hiệu quả kinh tế: Bằng cách định tuyến ngắn nhất – sẽ giảm được chi phí. Trong ví dụ hình 4.5 khoảng cách ngắn nhất giữa A-C là A-B-C.
(2) Độ tin cậy: Đảm bảo số mạch cần thiết, thậm chí khi có sự cố vùng hoặc có lỗi nội bộ xảy ra, các định tuyến độc lập phải được đặc trưng theo dạng không tập trung. Trong ví dụ hình 4.5 A-B-E-C phải được xác định là tuyến thứ hai, để tránh chồng chéo với tuyến thứ nhất A-B-C là ngắn nhất theo quan điểm độ tin cậy.
(3) Các điều kiện kỹ thuật: Tuyến được xác định phải thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng truyền dẫn. Cần thiết xác định tuyến tối ưu có xem xét đến các điều kiện địa lý, điều kiện đường dẫn hiện đại, cấu hình mạng phải mang tính đơn giản.