Các phương thức đồng bộ mạng

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng và quản lí mạng viễn thông (Trang 47)

d) Dịch vụ truyền thông đa phương tiện

3.9.2. Các phương thức đồng bộ mạng

Đồng bộ mạng là một khái niệm chung mô tả phương thức thức phân phối tín hiệu đồng hồ (common time and frequency) tới tất cả các phần tử trên mạng sao cho chúng hoạt động đồng bộ với nhau.

3.9.2.1. Phương thức cận đồng bộ (Plesiochronous Synchronization Method)

Trong phương thức cận đồng bộ, các tổng đài trên mạng lắp đặt các bộ tạo dao động độc lập nhau để cung cấp tín hiệu đồng hồ điều khiển cho quá trình làm việc của tổng đài đó. Hệ thống này dùng cho mạng viễn thông quốc tế và được đánh giá như sau :

Ưu điểm : - Linh hoạt trong việc mở rộng, sửa đổi và tái sử dụng mạng . - Không yêu cầu một mạng phân phối tín hiệu đồng hồ .

Nhược điểm :

- Tại các tổng đài trên mạng yêu cầu các đồng hồ có độ ổn định cao. - Yêu cầu cấu hình dự phòng cho các đồng hồ này.

- Giá thành cho việc đồng bộ mạng cao.

3.9.2.2. Phương thức đồng bộ chủ tớ (Master - Slaver Synchronization Method)

Trong phương thức đồng bộ chủ tớ, trên mạng đồng bộ tại một nút nào đó trang bị một đồng hồ có độ ổn định cao gọi là đồng hồ chủ. Thông qua mạng phân phối tín hiệu đồng bộ (Synchronization Network) , đồng hồ chủ sẽ phân phối tín hiệu đồng hồ tới các đồng hồ của tổng đài khác trên mạng, các đồng hồ của các tổng đài này gọi là

48

đồng hồ tớ. Tại đây tín hiệu đồng hồ được tái tạo lại để làm nguồn đồng hồ tham khảo cho tổng đài tớ thực hiện điều khiển tạo ra tín hiệu đồng hồ đồng bộ với tổng đài chủ trên mạng.

Ưu điểm: không cần yêu cầu đồng hồ tại mọi tổng đài trên mạng có độ ổn định cao (chỉ yêu cầu đồng hồ chủ) .

Nhược điểm :

- Yêu cầu một mạng phân phối tín hiệu đồng hồ đồng bộ (các đường truyền dẫn thông thường dùng cho mạng này ).

- Khi xảy ra sai lỗi trên đường truyền, tín hiệu đồng bộ làm ảnh hưởng tới tổng đài tớ trên mạng.

3.9.2.3. Phương thức đồng bộ tương hỗ

Trong phương thức đồng bộ này các đồng hồ khác nhau được lắp đặt tại các tổng đài trên mạng và điều khiển tương hỗ lẫn nhau để tạo ra nguồn đồng hồ bộ chung cho mọi đồng hồ trên mạng.

Đánh giá phương thức đồng bộ tương hỗ:

Ưu điểm : ~ ~ ~ Hình 2.13 : Phương thức đồng bộ tương hỗ ~ ~ ~ ~ ~ ~ ~ Đồng hồ chủ Đồng hồ tớ Đồng hồ tớ Hình 2.10 :Phương thức đồng bộ chủ - tớ

49

- Không yêu cầu đồng hồ có độ ổn định cao cho các tổng đài trên mạng. - Các tổng đài không cần phân cấp (khác với hệ thống đồng bộ chủ tớ). Nhược điểm :

- Khi một đồng hồ tại tổng đài trên mạng bị lỗi, thì toàn mạng bị ảnh hưởng.

- Các đường phân phối tín hiệu đồng hồ đồng bộ hình thành theo kiểu mạch vòng do đó việc cách ly lỗi ra khỏi hệ thống khó khăn hơn.

3.9.3. Đồng hồ và các tham số liên quan

Việc đồng bộ hoá mạng lưới cơ bản là vấn đề giữ cho các đồng hồ trên mạng làm việc không sai lệch nhau về tần số cũng như về pha. Đồng hồ được định nghĩa như là một nguồn tần số, nối tới bộ chia hay bộ đếm. Nó tạo ra một gốc thời gian để kiểm soát việc định thời cho trường chuyển mạch của tổng đài số (tạo ra các xung nhịp điều khiển các mạch số nói chung) .

3.9.3.1. Các tham số tiêu biểu của đồng hồ

Hai tham số quan trọng nhất có liên quan đến chất lượng đồng hồ là độ ổn định và độ chính xác. (Stability & Accuracy).

+ Độ chính xác (A): là mức độ tương ứng tần số của nó với một tần số chuẩn (tần số danh định )

A: độ chính xác; F dđ : Tần số danh định; F ra : Tần số ra

+ Độ ổn định (S): là mức độ mà căn cứ vào đó một đồng hồ sẽ tạo nên ở cùng một tần số trong khoảng thời gian chạy liên tục của nó.

F dđ : Tần số danh định; F ra : Tần số ra; S : Độ ổn định A= F dđ - F ra F = Fdđ - F ra * 1 F dđ T1- T0 S

50

3.9.3.2. Một số loại đồng hồ tiêu biểu

Có hai nguồn đồng hồ nguyên tử và tinh thể thạch anh đều dùng để tạo dao động trong các bộ tạo xung. Một số điểm khác nhau giữa hai loại này là, ngược lại với nguồn đồng hồ nguyên tử, tần số của các đồng hồ thạch anh ổn định, sự thay đổi tần số của chúng (do lâu ngày) rất ổn định và các diễn biến tính chất của nó có thể đoán trước một cách an toàn. Diễn biến đó được dự báo trước nên có thể dùng để lặp lại chính xác tần số. Các đồng hồ điện tử gồm hai loại : loại dùng tia Cesium chuẩn gọi là đồng hồ Cs, loại dùng pin chứa khí Rubilium gọi là đồng hồ Rb.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng và quản lí mạng viễn thông (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)