d) Dịch vụ truyền thông đa phương tiện
4.2.3. Các dạng cơ bản của truyền dẫn
Cấu hình điển hình của các mạng truyền dẫn và đặc tính của chúng (hình 4.4)
(1) Mạng sao (2) Mạng hình lưới
(3)Mạng vòng (4) Mạng hình thang
Hình 4.4. Khái niệm mạng truyền dẫn
Mạng truyền dẫn kiểu sao
Dạng này là dạng một trung tâm vùng được đấu nối với các đơn vị khác. Mạng sao có các đặc điểm sau:
(a)Kinh tế do tổng chiều dài truyền dẫn giảm
(b)Độ tin caayj thấp do chỉ có một đường truyền đấu nối giữa hai nút mạng.
(c)Kiểu này thường được sử dụng ở những thời kỳ đầu, mạng truyền dẫn chuyển tiếp hoặc một mạng thuê bai đấu nối thoại với các thuê bao khác.
Mạng truyền dẫn kiểu lƣới
Các tuyến truyền dẫn tới tất cả các tổng đài. Các kênh được sắp xếp theo các tuyến ngắn nhất. Một mạng hình lưới có đặc điểm sau đây:
(a)Tổng chiều dài truyền dẫn dài nhất trong số tất cả các dạng, nhưng chiều dài mỗi kênh riêng biệt giữa hai cơ quan là ngắn nhất.
(b)Không có lợi về mặt kinh tế nhưng rất tin cậy bởi vì giữa tất cả các tổng đài đều có tuyến truyền dẫn. Khi số tổng đài nhỏ và số kênh lớn thì kiểu lưới sẽ rất kinh tế.
60
(c)Kiểu mạng lưới thường sử dụng cho mạng nội hạt sử dụng cáp kim loại. Nếu chiều dài đường truyền dẫn lớn cần giới hạn chặt chẽ tránh suy giảm đường truyền.
Mạng truyền dẫn đấu nối theo kiểu vòng
Tất cả các tổng đài được đấu nối theo dạng vòng với chỉ một nét vẽ nếu ta vẽ nó trên giấy. Mạng vòng có các đặc điểm sau:
(a)Rất tin cậy do có hai 2 mạch đồng hồ đếm thông minh và có đồng hồ sẵn giữa bất kỳ hai tổng đài nào.
(b)Tổng chiều dài truyền dẫn có thể được thu ngẵn nhưng chiều dài mạch sẽ dài. Do vậy, kiểu này không ứng dụng cho hệ htoongs truyền dẫn có chiều dài mạch bị giới hạn do suy hoa truyền dẫn.
Mạng truyền dẫn kiểu thang
Các tổng đài riêng rẽ được đấu nối theo kiểu thang. Mạng này có đặc điểm sau: (a)Tin cậy, hợp với các đường truyền dẫn cơ bản.
(b)Thuận tiện ở những nơi các tổng đài sắp xếp dàn trải và hẹp giống như ở Nhật. Mạng đường truyền thực tế là mạng lắp ghép có giá trị theo các dạng cơ bản nêu trên.
4.2.4. Các lớp cấp độ của mạng truyền dẫn
Lưu lượng qua mạng truyền dẫn có thể được hiểu là các phần đi và đến (xuất phát và kết thúc) trong một vùng kinh tế. Lưu lượng đường dài mở rộng đến các vùng kinh tế khác được hình thành chủ yếu từ các thành phố lớn ở hai vùng.
Như vậy, phân lớp là phương pháp tổng quan trong đó một tuyến truyền dẫn trang bị các mạch đi và đến trong một vùng bao gồm một đơn vị, và một tuyến truyền dẫn trang bị các kênh mở rộng ra ngoài vùng.
Với sự phân lớp mạng truyền dẫn như vậy, các kênh mở rộng ra ngoài một vùng có thể được lắp đặt trên các tuyến truyền lien vùng dung lượng lớn qua trung tâm vùng. Như vậy, chiều dài kênh sẽ trở nên dài nếu so sánh với trường hợp không phân lớp.
Tuy nhiên, kinh tế nhất vẫn là quy mô có được thong qua việc lắp đăt một số lượng nhỏ các tuyến truyền dẫn có dung lượng lớn.
Phân lớp như vậy cũng đem lại ích lợi trong việc quản lý và mạng đơn giản hơn.