SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12
I. Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty cổ phầncầu 12 cầu 12
1. Dự báo thị trường xây dựng giao thông trong những năm tới
Thị trường xây dựng giao thông là yếu tố quyết định đối với hiệu quả và phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng giao thông nói chung và của công ty cổ phần cầu 12 nói riêng. Trong những năm qua, thị trường giao thông Việt Nam đã có những bước phát triển mới về quy mô, trình độ và mức độ cạnh tranh. Đây là một điều kiện để công ty cổ phần cầu 12 tìm kiếm các cơ hội kinh doanh và phát triển sản xuất.
Theo chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ, đã nêu rõ quan điểm phát triển: Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Và mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2020 :
Hoàn thành nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A từ Hữu Nghị Quan đến Năm Căn; nối thông và nâng cấp toàn tuyến đường Hồ Chí Minh từ Cao Bằng đến Đất Mũi.
Hoàn thành xây dựng các cầu lớn, thay thế 100% cầu yếu trên quốc lộ. Khu vực phía Bắc : Xây dựng mới các tuyến đường bộ cao tốc thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam - Trung Quốc và các đoạn tuyến thuộc đường bộ cao tốc Bắc - Nam, một số tuyến hướng tâm có lưu lượng vận tải lớn và các tuyến vành đai vùng Thủ đô Hà Nội. Nối thông và
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nâng cấp toàn bộ các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc, đường bộ ven biển; hoàn thành xây dựng tuyến vành đai biên giới; hoàn thành xây dựng các đoạn tránh ngập khi xây dựng thủy điện Sơn La; hoàn thành nâng cấp, đưa vào đúng cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại.
Khu vực miền Trung – Tây nguyên: Xây dựng các đoạn đường bộ cao tốc thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Nâng cấp, xây dựng các đường thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây và các đường ngang nối vùng duyên hải với các tỉnh Tây Nguyên, nối các cảng biển Việt Nam với các nước láng giềng như Lào, Thái Lan và Campuchia; nối thông và nâng cấp tuyến đường bộ ven biển; đưa vào đúng cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại. Xây dựng đường hành lang biên giới và hệ thống đường phía Tây các tỉnh miền Trung từ Thanh Hoá đến Quảng Nam; xây dựng đường Trường Sơn Đông từ Đà Nẵng đến Lâm Đồng.
Khu vực phía Nam: Xây dựng các đoạn tuyến đường bộ cao tốc thuộc đường bộ cao tốc Bắc - Nam, các tuyến cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh, thành và các đường vành đai thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh; nâng cấp và xây dựng mới các trục dọc chính, nối thông và nâng cấp tuyến đường bộ ven biển; hoàn thành nâng cấp, đưa vào đúng cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại
Trong giai đoạn tới, Chính phủ cũng quyết định tăng mức đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông bằng ngân sách nhà nước hàng năm đạt 3,5 ÷ 4,5% GDP. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong giai đoạn đến năm 2020:
Về vốn đầu tư xây dựng
Ước nhu cầu vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đến năm 2020 như sau:
- Quốc lộ khoảng 160.300 tỷ đồng, bình quân 13.400 tỷ đồng/năm.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Đường Hồ Chí Minh: giai đoạn 2 nối thông toàn tuyến từ Cao Bằng đến Cà Mau khoảng 60.000 tỷ đồng.
- Đường bộ cao tốc khoảng 350.000 tỷ đồng, bình quân 29.160 tỷ đồng/năm.
- Đường bộ ven biển khoảng 14.500 tỷ đồng, bình quân 1.200 tỷ đồng/năm.
- Đường tỉnh khoảng 120.000 tỷ đồng, bình quân 10.000 tỷ đồng/năm. - Giao thông đường bộ đô thị cho Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: khoảng 278.500 tỷ đồng, bình quân 23.204 tỷ đồng/năm.
- Giao thông nông thôn khoảng 83.300 tỷ đồng, bình quân 7.000 tỷ đồng/năm.
Về vốn bảo trì
Ước nhu cầu vốn bảo trì hệ thống đường bộ do Trung ương quản lý đến năm 2020 như sau:
- Quốc lộ khoảng 52.500 tỷ đồng, bình quân 4.500 tỷ đồng/năm.
- Đường bộ cao tốc khoảng 8.000 tỷ đồng, bình quân 267 tỷ đồng/năm. Ngoài ra Chính phủ cũng khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp công nghiệp giao thông vận tải mở rộng liên doanh, liên kết trong và ngoài nước để huy động vốn, chuyển giao công nghệ, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và thực hiện lộ trình nội địa hóa. Bên cạnh đó còn thành lập các công ty thuê mua tài chính có sự bảo lãnh của Nhà nước để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các nguồn tài chính, công nghệ, phương tiện kỹ thuật mới.
Như vậy, có thể thấy nhu cầu xây dựng giao thông trong thời gian tới là rất lớn, mở ra cơ hội phát triển kinh doanh cho các doanh nghiêp xây dựng giao thông nói chung và công ty cổ phần cầu 12 nói riêng.
2. Phương hướng phát triển sản xuất của công ty cổ phần cầu 12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp