Thực trạng 5: Tồn tại nhiều lỗ hổng cho tội phạm rửa tiền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Phòng, chống rửa tiền qua thị trường Bất động sản (Trang 32)

I. Cơ sở khoa học về phòng chống rửa tiền qua thị trường Bất động sản

4. Một phương thức rửa tiền thông qua bất động sản trên thế giới

2.5. Thực trạng 5: Tồn tại nhiều lỗ hổng cho tội phạm rửa tiền

- Trên thị trường BĐS thông tin không minh bạch, rõ ràng, đây chính là một điểm yếu và tạo nên một lỗ hổng lớn trên thị trường BĐS có sức hút lớn với bọn tội phạm rửa tiền chọn bất động sản làm kênh rửa tiền ưa thích nhất. Lợi dụng sự thiếu minh bạch cũng như rất ít thông tin liên quan đến bất động sản giao dịch trên thị trường nên bọn tội phạm sẽ đầu tư vào đó mua đi bán lại, hoặc tạo lập nên các BĐS mới trên chính những BĐS cũ họ đã mua rồi mang ra giao dịch trên thị trường và những người mua rất khó có thể điều tra được gốc tích, lịch sử của bất động sản cũng như giao dịch trước đó hay là chủ sở hữu của bất động sản đó, và việc giao dịch bất động sản trong tình trạng thiếu thông tin, minh bạch, rõ rang như thế là rất nhiều và chủ yếu trên thị trường BĐS Việt Nam.

- Quản lý Nhà nước đối với BĐS, quy hoạch và xây dựng yếu. Cơ chế pháp lý và quản lý Nhà nước đối với thị trường BĐS hiện nay còn nhiều lỏng lẻo và yếu kém, và không gì hơn đây chính là cơ hội để những tên trùm rửa tiền có thể xâm nhập vào thị trường BĐS như một kẻ ẩn danh hoặc núp danh dưới hình bóng những người

khách quý những kiều bào yêu nước của nước ta khi liên tục rót tiền vào những công trình, hạng mục đầu tư BĐS trong nước giúp lượng kiều hối tăng lên đáng kể, lượng kiều hối giao dịch ở thị trường ngầm được đầu tư vào các công trình đầu tư BĐS là rất lớn, tuy nhiên nguồn gốc vốn trong đầu từ BĐS chưa được quan tâm và làm rõ ở nước ta.

- Các doanh nghiệp BĐS đều đang thua lỗ. Trong năm qua, con số các doanh nghiệp giải thể phá sản, con số công bố và con số được coi là số lượng thực tế đều tồn tại trong luồng dư luận gây ảnh hưởng đến niềm tin và dư luận nói chung, đặc biệt với các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS, xây dựng càng chật vật trong giai đoạn khó khăn. Đói vốn, khát vốn chính là điểm yếu của các doanh nghiệp BĐS. Tình trạng các công trình dở dang, hết vốn, thời hạn xây dựng cũng bị đình trệ, trì hoãn, kéo dài ra rất lâu… Và đây chính là cơ hội cho những tên tội phạm rửa tiền nhảy vào cái doanh nghiệp dưới hình thức các nhà đầu tư, cổ đông của doanh nghiệp hay các khách hàng VIP của các doanh nghiệp BĐS và xây dựng.

- Giá BĐS ở Việt Nam rất cao, và có giá trị tăng trong dài hạn… Đây chính là một điểm nhấn tạo nên sức hút của kênh đầu tư Bất động sản vào việc rửa tiền bẩn của bọn tội phạm ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung… Đó là lợi nhuận thu về từ việc đầu tư tiền, rửa tiền. Giá BĐS ở Việt Nam ở mức rất cao và có rất nhiều cơ hội để gia tăng giá trị từ chính BĐS đó, như tạo lập để bán, hay kinh doanh, cho thuê… Hơn nữa, bất động sản là tài sản có giá trị rất lớn, vì vậy việc rửa tiền có khối lượng lớn sẽ tạo nên sự hợp lý hơn và né tránh được nhiều nghi ngờ từ các cơ quan chính quyền.

3. Cơ sở pháp lý phòng chống rửa tiền thông qua lĩnh vực bất động sản

3.1 Luật phòng, chống rửa tiền

Luật Phòng, chống rửa tiền có 05 chương, bao gồm 50 điều, cụ thể như sau:

Chương này gồm 7 điều, từ điều 1 đến điều 7 quy định những nội dung cơ bản về: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; áp dụng Luật phòng, chống rửa tiền, các luật có liên quan và điều ước quốc tế; giải thích từ ngữ; nguyên tắc về phòng, chống rửa tiền Chính sách của Nhà nước về phòng, chống rửa tiền; các hành vi bị cấm.

Chương II: Biện pháp phòng, chống rửa tiền gồm:

Mục 1: Nhận biết khách hàng và cập nhật thông tin được quy định gồm 13 điều, từ điều 8 đến điều 20 cụ thể: nhận biết khách hàng; thông tin nhận biết khách hàng; cập nhật thông tin nhận biết khách hàng; biện pháp xác minh thông tin nhận biết khách hàng; phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro; khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị; quan hệ ngân hàng đại lý; các giao dịch liên quan tới công nghệ mới; giám sát đặc biệt một số giao dịch; hoạt động kinh doanh qua giới thiệu; bảo đảm tính minh bạch của pháp nhân và thỏa thuận ủy quyền; bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận; xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền.

Mục 2: Trách nhiệm báo cáo, cung cấp và lưu giữ thông tin được quy định 10 điều, từ điều 21 đến điều 30 cụ thể: báo cáo giao dịch có giá trị lớn; báo cáo giao dịch đáng ngờ; báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử; khai báo, cung cấp thông tin về việc vận chuyển tiền mặt, kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới; hình thức báo cáo; thời hạn báo cáo; thời hạn lưu giữ hồ sơ, báo cáo; trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin; bảo đảm bí mật thông tin, tài liệu báo cáo; thông tin, chứng từ và tài liệu khác liên quan đến các; báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố.

Mục 3: Thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền: thu thập, xử lý thông tin; chuyển giao, trao đổi thông tin.

Mục 4: Áp dụng các biện pháp tạm thời và xử lý vi phạm: trì hoãn giao dịch; phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản; xử lý vi phạm.

Chương III: Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong phòng, chống rửa tiền:

Trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; trách nhiệm của Bộ Công an; trách nhiệm của Bộ Tài chính; trách nhiệm của Bộ Xây dựng; trách nhiệm của Bộ Tư pháp; trách nhiệm của các cơ quan khác của Chính phủ; trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; bảo mật thông tin.

Chương IV: Hợp tác quốc về phòng, chống rửa tiền:

Nguyên tắc chung về hợp tác quốc tế; nội dung hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Chương V: Điều khoản thi hành:

Hiệu lực thi hành; Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

3.2 Nghị định 74/2005/NĐ-CP và thông tư 12/2011/TT-BXD

Nghị định 74/2005/NĐ-CP quy định về việc phòng chống rửa tiền. Đây là văn bản pháp luật ra đời trước Luật phòng, chống rửa tiền. Đi kèm với đó là thông tư 12/2011/TT-BXD do Bộ Xây dựng ban hành nhằm hướng dẫn thi hành nghị định 74. Cho đến nay, khi nghị định hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống rửa tiền chưa được ban hành thì thông tư này là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất hướng dẫn chi tiết việc phòng, chổng rửa tiền thông qua lĩnh vực bất động sản.

Thông tư 12/2011/TT-BXD có tất cả 3 chương, 18 điều. Trong đó:

- Chương I: Quy định chung.

Chương này gồm 3 điều quy định về những nội dung cơ bản như phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và giải thích từ ngữ.

- Chương II: Các biện pháp phòng, chống rửa tiền.

Chương này gồm 13 điều, quy định các nội dung sau: quy chế nội bộ về phòng, chổng rửa tiền; tổ chức báo cáo bố trí cán bộ hoặc bộ phận chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền; nhận biết khách hàng và cập nhật thông tin về khách hàng; rà soát thông tin về khách hàng và giao dịch; giao dịch tiền mặt có giá trị lớn; giao dịch đáng ngờ và báo cáo giao dịch đáng ngờ; áp dụng các biện pháp tạm thời; lưu giữ hồ sơ và bảo mật thông tin; đào tạo về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản; kiểm soát và báo cáo công tác phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm của Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản; xử lý vi phạm.

Chương III: Điều khoản thi hành.

Chương này gồm có 2 điều 17,18, quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện.

4. Thực trạng phòng chống rửa tiền qua thị trường BĐS Việt Nam

4.1 Thực trạng rửa tiền qua thị trường bất động sản Việt Nam

Nhằm mục tiêu phòng chống rửa tiền, Trung tâm thông tin chống rửa tiền thuộc NHNN đã được thành lập theo Quyết định số 1002/QĐ-NHNN ngày 08/7/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ 01/8/2005. Đến năm 2009, trung tâm này đã nhận được khoảng 20 báo cáo về các giao dịch tình nghi là rửa tiền. Tuy nhiên, chưa một vụ nghi vấn nào được kết luận là hành vi rửa tiền. Điều này không đồng nghĩa là tại Việt Nam chưa có hành vi rửa tiền. Các giao dịch về tài chính ở Việt Nam chủ yếu là tiền mặt trao tay, ít dùng các phương tiện thanh toán tiện lợi như các nước trên thế giới, điều này khiến việc kiểm tra hoạt động rửa tiền gần như không thể thực hiện. Thay vào đó, việc tội phạm rửa tiền ở Việt Nam chủ yếu được phát hiện nhờ vào việc triệt phá tội phạm nguồn như tham nhũng, buôn lậu, buôn ma túy…

Những vụ án rửa tiền thông qua thị trường BĐS ở Việt Nam đã bị phát hiện: - Giữa năm 2004, tỉnh Khánh Hòa đã phải cho chấm dứt một dự án về du lịch (mới xin được chủ trương đầu tư) của một Việt kiều tại Canada dưới danh nghĩa công ty Viet-can Resorts & Plantation do người này có liên quan đến buôn bán trái phép tại Canada.

Sử dụng phương thức: sử dụng các chuyên gia phi tài chính

Trong vụ án của Năm Căn, tỷ phú bất động sản Nguyễn Ngọc Trung được coi là “giám đốc rửa tiền” của Năm Căn, chuyên đầu tư tiền bạc phạm pháp từ hải ngoại của Năm Căn và băng đẳng người Việt hải ngoại vào Bất động sản ở TP. HCM và Hà Nội. Trung mua lại một loạt nhà cũ kỹ ở Hà Nội, TP HCM, đập bỏ xây lại thành nhà 4-5 tầng; mua những khu đất ở ngoại thành, xây nền, phân lô... Bên chân cầu Sài Gòn,

Trung mua chục lô nền biệt thự dành làm khu điền trang cho nhóm chiến hữu ở Nhật

và Mỹ rửa tay gác kiếm về định cư.

Sử dụng phương thức: công cụ tiền mặt và dùng các tổ chức đầu tư, tài chính

Mới gần đây ông trùm ma túy Trịnh Nguyên Thủy: Nhân vật cốt cán trong đường dây buôn bán vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia Trịnh Nguyên Thuỷ từng có thâm niên hơn 20 năm kinh doanh "hàng trắng". Hắn xảo quyệt và tạo vỏ bọc kín đến nỗi cơ quan điều tra nhiều lần nghi ngờ nhưng không đủ cơ sở bắt giữ.

Trịnh Nguyên Thuỷ - ông chủ khu du lịch sinh thái Sơn Thuỷ "to vật vã" bên cạnh đường Láng - Hoà Lạc (Hà Nội) - sinh năm 1958. Cùng quê ở Phú Thọ nên Thuỷ có quan hệ làm ăn với đường đây ma tuý cực lớn vừa bị phát hiện và đưa ra xét xử tại địa phương này.

Theo cơ quan điều tra, Thuỷ là kẻ buôn bán ma tuý "nhà nghề". Năm 1983, hắn từng ngồi tù. Đầu những năm 1990, trong một vụ án ma tuý ở Lạng Sơn, Thuỷ bị đưa vào tầm ngắm của công an nhưng rồi không đủ chứng cứ để truy cứu trách nhiệm

hình sự với nhân vật này... Đầu năm 2003, Công an Hà Nội tiếp tục có thêm tài liệu về hành vi phạm pháp của Trịnh Nguyên Thuỷ.

Trong vụ án buôn bán vận chuyển 1 tấn heroin ở Phú Thọ, Thuỷ được xác định là đầu mối tiếp nhận "hàng" ở phía Bắc, sau khi chuyển từ nước ngoài qua biên giới vào Sơn La rồi xuôi về các tỉnh đồng bằng.

Với thâm niêm nhiều năm buôn bán ma tuý và kinh doanh đá quý, hắn kiếm được nhiều tiền. Năm 2000, Thuỷ đầu tư vào xây dựng khu trang trại sinh thái giải trí mang tên Sơn Thuỷ. Địa điểm này nằm ven đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, lúc nào cũng sáng rực với hệ thống dàn đèn cực lớn... Ngoài công trình trị giá hàng chục tỷ này, cơ quan điều tra còn phát hiện Trịnh Nguyên Thủy còn là chủ của hơn 100 ha đất trang trại, nằm rải rác ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Đây được xác định là hình thức rửa tiền của trùm ma tuý này.

 Như thực trạng rửa tiền ta có thể thấy, ở Việt Nam hiện nay chưa có quá

nhiều vụ rửa tiền được phanh phui, nhưng những vụ rửa tiền tầm cỡ đã được triệt phá đa phần là những vụ rửa tiền trong thị trường bất động sản rất lớn.

4.2 Những thành tựu trong công tác phòng chống rửa tiền

Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá, trong công cuộc phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam những năm qua, các cơ quan chức năng trong nước đã có nhiều cố gắng và triệt phá, bóc gỡ được nhiều thủ đoạn, ổ nhóm của các băng nhóm rửa tiền xuyên quốc gia.

Cũng theo đánh giá của nhà chức trách, hơn 4 năm thực hiện dự án VNM/S65 ( tăng cường Năng lực của các cơ quan Pháp luật và Thực thi Pháp luật trong công tác phòng , chống rửa tiền tại Việt Nam) đã đem lại thành công và nhiều bài học cho Việt Nam. Thành công của S65 được cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp

quốc (UNODC) đánh giá cao trong công tác xây dựng văn bản pháp luật nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật phòng chống rửa tiền theo các tiêu chuẩn quốc tế. Theo cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) đánh giá, kết thúc dự án VNM/ S65, rửa tiền là một hiện tượng toàn cầu có ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong khuôn khổ mậu dịch hóa và mậu dịch tự do. Bọn tôi phạm đã tận dụng các lợi thế hiên hành để tung ra các chiều bài vơi mục đích rủa tiền , tiền hoặc hàng hóa ở Hà Nội có thể dễ dàng được chuyển tới hoặc buôn bán ở New York, LonDon hay bất kì thị trường tài chính nào khác mà không cần phải vác đi.

Để chống lại hoạt động rửa tiền, dự án thí điểm của UNODC trong khu vực Đông Nam Á đồng thời cũng là dự án đầu tiên về phòng chống rửa tiền ở Việt Nam đã được triển khai thực hiện. Bộ Công an là đơn vị chủ trì thực hiện với sự tham gia của Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát NDTC, Tòa án NDTC, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Ngân hàng Nhà nước và nhiều cơ quan ban ngành liên quan cũng như các Trung tâm đào tạo Tư pháp và hành pháp hàng đầu như Học viện Cảnh sát Nhân dân, Trường đào tạo cán bộ tòa án, Học viện Tư pháp, Trường bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát, v.v.

Sau hơn 4 năm thực hiện dự án đã đem lại nhiều thành tựu đáng ghi nhận như xuất bản Báo cáo so sánh hệ thống pháp luật Việt Nam với 40+9 Khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính (FATF) về Phòng chống rửa tiền (PCRT); biên soạn giáo trình chuyên ngành và Sổ tay nghiệp vụ PCRT cho điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán; đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ PCRT cho 30 giảng viên kiêm nhiệm; Tổ chức 63 lớp tập huấn đào tạo Điều tra tài chính, nâng cao nhận thức PCRT nhằm tăng cường năng lực cho gần 2000 cán bộ Tư pháp và hành pháp của Việt Nam; tổ chức thành công 2 phiên tòa mẫu đầu tiên về xét xử tội rửa tiền ở Việt Nam…

Dự án VNM/S65 có sự phối hợp quy mô và rất đa dạng cả trong và ngoài nước. Ngoài các Bộ, ngành ở cấp trung ương dự án còn hợp tác với các cơ quan tại địa phương và các tỉnh thành như :Hải Phòng, Nha Trang, Lào Cai, Đà Nẵng, Huế, Hà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Phòng, chống rửa tiền qua thị trường Bất động sản (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w