khiếu nại hành chính trong lĩnh vực đất đai
Quyền khiếu nại, tố cáo được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật từ việc quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong tiếp dân và giải quyết đơn khiếu nại của công dân đến việc nghiên cứu, thiết lập cơ chế tài phán hành chính mở ra cho người dân khả năng có thể khởi kiện các quyết định của cơ quan công quyền tại Tòa án. Quyền khiếu nại của người dân ngày càng được bảo đảm thực hiện, quá trình giải quyết khiếu nại ngày càng công khai, dân chủ. Tuy nhiên những gì chúng ta đang cố gắng thực hiện và kết quả mong muốn rõ ràng còn đang là một khoảng cách. Số lượng các vụ khiếu nại hành chính ngày càng tăng, việc giải quyết chưa đạt hiệu quả cao đang là điều đáng phải suy nghĩ. Để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp trong thời gian tới cần phải xác định công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người tại các khu công nghiệp nói riêng là một trong những nhiệm vụ cấp bách, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và phải thực hiện giải pháp đồng bộ về pháp luật, hành chính, kinh tế - xã hội, đi đôi với tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục để giải quyết; phát huy vai trò của các đoàn thể, quần chúng tham gia vào việc giải quyết, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm cơ quan tham mưu; phối hợp chặt chẽ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa Trung ương với địa phương, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình xem xét, giải quyết.
Bên cạnh đó, khi xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người tại các khu công nghiệp phải thực hiện đúng pháp luật, bảo đảm có lý, có tình, đặc biệt, đối với các khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất. Người có thẩm quyền giải quyết phải thật sự quan tâm đến lợi ích của công dân, phải trực tiếp tiếp xúc, đối thoại với người khiếu nại hoặc đại diện người khiếu nại để ghi nhận và xem xét, giải quyết những quyền lợi chính đáng, hợp pháp, tạo điều
kiện tối đa cho người dân có đất bị thu hồi bảo đảm ổn định cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước.
Đối với các vụ việc khiếu kiện đông người còn tồn đọng (đã giải quyết hết thẩm quyền nhưng chưa chấm dứt hoặc đang giải quyết theo thẩm quyền), các địa phương phải chủ động rà soát, xem xét, đề ra biện pháp giải quyết dứt điểm theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị (tại Thông báo 130-TB/TW). Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là công tác đền bù, thu hồi đất, tái định cư...; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước về đất đai tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Những giải pháp cụ thể như sau: