Những nguyên nhân khác

Một phần của tài liệu Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ở chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình (Trang 31 - 32)

Trong năm 2006 tình hình nền kinh tế có nhiều biến động Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ), hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại diễn ra rất sôi động, Nhiều chi nhánh, nhiều điểm giao dịch của các Ngân hàng Thương mại được mở ra, Một số lượng lớn các Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được chuyển thành Ngân hàng Thương mại cổ phần đô thị đã vươn ra hoạt động tại các thành phố lớn, nhiều Ngân hàng Thương mại cổ phần tăng thêm vốn điều lệ làm tăng tính cạnh tranh trong ngành ngân hàng nói chung và ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình nói riêng đặc biệt hoạt động cho vay bởi sự xuất hiện của một loạt những đối thủ cạnh tranh mới này.

Tình hình giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng cao gây sức ép lên lãi suất lên tiền gửi của các tổ chức cá nhân từ đó buộc lãi suất cho vay bị đẩy lên cao gây khó khăn cho hoạt động cho vay và hàm chứa nhiều rủi ro hơn.

Lãi suất trên thị trường thế giới có nhiều biến động, Fed đã nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất và hiện đang ở mức 5.25% đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ tỷ giá và lãi suất đồng Việt Nam. Mặt khác trong quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, sự biến động của giá cả, lãi suất huy động của các Ngân hàng Thương mại cổ phần đều áp dụng vượt các mức lãi suất đã thỏa thuận của hiệp hội ngân hàng. Một số doanh nghiệp có nguồn tiền gửi lớn đang gửi vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình lại là nhà cổ đông chiến lược của một số Ngân hàng Thương mại cổ phần khác nên tạo ra sự cạnh tranh, dịch chuyển vốn từ Ngân hàng này sang Ngân hàng khác, tình hình đó đã làm cho lãi suất huy động vốn VNĐ luôn không ổn định, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên mạnh mẽ, gay gắt hơn,lãi suất cho vay cao khó cho vay hơn và hiệu quả cho vay bị giảm sút.

Tình hình lạm phát trong những năm qua cũng luôn ở mức cao năm 2004 là 9.5% năm 2005 là 8.4 % và năm 2006 là 6.6 % gây sức ép rất nhiều lên lãi suất hơn nữa nền kinh tế Việt Nam cũng gặp phải một loạt những khó khăn tự nhiên như hạn hán kéo dài, dịch cúm gia cầm bùng phát trên phạm vi rộng, từ đó dẫn đến sức ép tăng giá bán nhiều loại vật tư, hàng hóa đặc biệt là một số mặt hàng như lương thực, thuốc chữa bệnh, thép , than, xăng dầu .. điều này làm cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tình hình sản xuất kinh doanh và đổ vỡ về mặt tài chính dẫn đến không thể trả được nợ cho chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình.

Ngoài ra còn phải kể đến sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Việt Nam, trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến đổi tuy nhiên hệ thống văn bản pháp lý có liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay của ngân hàng vừa thừa, vừa thiếu, vừa chồng chéo, chậm sửa đổi những điều bất hợp lý.

Một phần của tài liệu Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ở chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w