Chính sách tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình còn chưa thực sự hoàn thiện và phát huy được đúng hiệu quả của nó. Chính sách khách hàng chưa có định hướng rõ rệt ở tầm vĩ mô khiến gây hậu quả của sự sai lệch về cơ cấu cho vay, Chi nhánh ngân hàng đã tài trợ quá chênh lệch cho các doanh nghiệp lớn mà bỏ quên mất các khách hàng tiềm năng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính sách giới hạn tín dụng chưa đưa ra được hạn mức tín dụng cụ thể với từng khách hàng, từng nhóm khách hàng gây khó khăn trong quyết định cho vay.
Trong khi thực tế yêu cầu áp dụng một chính sách lãi suất cho vay linh hoạt bởi sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng thì chi nhánh ngân hàng Công thương Ba Đình cũng mới chỉ đưa ra cách tính lãi suất, chứ chưa đưa ra qui định cụ thể để các cán bộ tín dụng , cán bộ thẩm định áp dụng khi cho vay đối với từng trường hợp khách hàng cụ thể.
Chính sách tài sản đảm bảo là một biện pháp phòng chống rủi ro hết sức hữu hiệu, một khách hàng có thể vay vốn bằng cách thế chấp cầm cố tài sản đảm bảo của mình, hoặc dùng chính tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm và dùng tín chấp, tuy nhiên các hình thức bảo đảm này tại chi nhánh ngân hàng vẫn chưa có qui định cụ thể đến từng cán bộ tín dụng để áp dụng trong thực tiễn mà vẫn chủ yếu dựa theo qui định của ngân hàng nhà nước và các qui định riêng của chi nhánh được hướng dẫn một cách hình thức đã gây nhiều khó khăn khi phải xử lý tài sản đảm bảo.
Qui trình cho vay, và qui trình thẩm định các khoản vay chưa hoàn chỉnh gây ra nhiều bất cập trong việc phối hợp giữa các cán bộ tín dụng khi ra quyết định cho vay, nhất là khi khách hàng chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình lại là những khách hàng doanh nghiệp lớn, có quan hệ thường xuyên với chi nhánh ngân hàng, dư nợ thường xuyên ở mức cao, nếu không thực hiện đúng qui trình cho vay một cách đầy đủ, thì với những quyết định cho vay những khoản vay lớn như vậy sẽ chứa đựng rất nhiều rủi ro có thể gây đến đổ vỡ.
Hiện nay các phòng ban tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình vẫn hoạt động riêng lẻ. Trong việc quản lý khách hàng cũng không có sự gắn kết tập trung, phòng thương mại vẫn quản lý các khoản thanh toán quốc tế, trong khi các phòng khách hàng quản lý các món vay, như vậy một khách hàng có thể vừa vay vừa có các khoản thanh toán quốc tế sẽ rất khó để cho cán bộ tín dụng đánh giá được rủi ro của khách hàng này nếu như không có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên nhanh chóng giữa các phòng ban với nhau.
Chất lượng phân tích tín dụng còn kém chưa thực sự hiệu quả , điều này có nguyên nhân rất lớn từ các cán bộ phân tích tín dụng, mặc dù các cán bộ tín dụng trong ngân hàng đều được đào tạo rất bài bản và đúng với các qui định của ngân hàng, nhưng do khối lượng công việc của các phòng khách hàng tương đối nhiều, do sự thay đổi liên tục về tình hình tài chính cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng trong sự hội nhập quốc tế, các cán
bộ phân tích tín dụng lâu năm có kinh nghiệm hay bị quá tải về lượng công việc và không kịp cập nhật những thông tin thay đổi, trong khi đó những cán bộ trẻ lại chưa đủ năng lực để thẩm định đưa ra những quyết định cho vay hiệu quả. Hơn nữa trong quá trình làm việc một số cán bộ tín dụng có thái độ làm việc qua loa phân tích không kỹ càng không theo đúng qui trình thẩm định tín dụng đã làm cho hoạt động cho vay kém tính hiệu quả.
Mạng lưới thu thập thông tin và sự liên hệ thông tin giữa các phòng ban trong chi nhánh, giữa các chi nhánh trong cùng hệ thống hay giữa các hệ thống ngân hàng khách nhau là chưa tốt dẫn đến việc thu thập thông tin chưa thật sự đầy đủ và hiệu quả, nhiều lúc thông tin thu thập được từ khách hàng bị sai lệch và mang tính ước lượng tượng trưng khiến cho chất lượng của công tác thẩm định và kiểm soát đưa ra quyết định kịp thời bị sai lệch theo.
Hoạt động kiểm tra kiểm soát của chi nhánh Ngân hàng không thực sự sát sao và thường xuyên với tình hình sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp điều này đã dẫn đến nhiều lúc nợ xấu tăng cao, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh.
Do hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình vẫn chịu sự chỉ đạo của Hội sở Chính Ngân hàng Công thương Việt Nam, hàng năm chi nhánh vẫn được phép chuyển vốn điều hòa về hội sở chính để hội sở điều phối vốn đi những nơi khác thiếu vốn. Chính vì vậy Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình không thực sự bắt buộc phải sử dụng hết số vốn huy động được điều này khiến cho doanh số cho vay và dư nợ cho vay tăng chậm và có xu hướng giảm.