Khả năng sinh lãi : Thu lãi cho vay liên tục tăng trưởng ở mức cao và ổn định

Một phần của tài liệu Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ở chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình (Trang 26 - 28)

qua các năm, mặc dù dư nợ cho vay và doanh số cho vay không tăng nhưng thu lãi từ cho vay đạt mức cao tăng từ 171.99 tỷ năm 2004 lên 225.9 tỷ năm 2006 chiếm khoảng 50.2% tổng doanh thu của chi nhánh ngân hàng một tỷ lệ tương đối cao so với toàn hệ thống và các chi nhánh thuộc hệ thống khác nhưng cùng qui mô.

Chênh lệch lãi suất bình quân giữa lãi suất cho vay và lãi suất cho vay ở mức 0.4% – 0.5%. Trong hoàn cảnh như hiện nay, khi mà một loạt các ngân hàng nông thôn được chuyển thành các ngân hàng đô thị , và ngay tại trên địa bàn của chi nhánh có rất nhiều các ngân hàng thương mại cổ phần khác, việc đạt được một tỷ lệ sinh lãi như trên là rất đáng khích lệ.

2.3.2 Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Những tồn tại 2.3.2.1 Những tồn tại

Dư nợ cho vay và Doanh số cho vay mặc dù ở mức ổn định qua các năm, xong bắt đầu có dấu hiệu đi xuống trong năm 2006, dư nợ cho vay năm 2006 chỉ đạt 2360 tỷ đồng so với kế hoạch bằng 93.35% so với cuối năm 2005 chỉ bằng 83.8%. Bình quân dư nợ trong năm 2006 chỉ đạt 2.383 tỷ đồng bằng 93.6% so với dư nợ bình quân năm 2005. Dư nợ bình quân, dư nợ cuối kỳ đều giảm hơn so với năm 2005 đây là một thực trạng cần phải lưu ý.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh có những thời điểm nợ có vấn đề và nợ xấu tăng cao, đặc biệt vào cuối tháng 9 năm 2005 tình hình tín dụng của chi nhánh đã xuất hiện nợ xấu có tỷ lệ cao, số phải trích rủi ro lớn, có nguy cơ kinh doanh thua lỗ.

Mặc dù tình hình nợ xấu nợ quá hạn sang năm 2006 đã tiến triển tốt hơn khi không còn nợ nhóm IV và nợ nhóm V tuy nhiên, Nợ nhóm II lại tăng gấp 2.91 lần so với kế hoạch ( 183.390 Tr / 63.000 Tr ). Phát sinh chủ yếu ở các doanh nghiệp xây dựng giao thông.

Nợ xấu vẫn chiếm tỷ trọng 0.04% còn 927 triệu của Cty sàn xuất vật liệu và XDCT I xếp loại nhóm III. Ngoài ra có nhóm nợ xấu được xử lý ra ngoại bảng trong năm 2006 là 23.651 triệu chiếm tỷ trọng 0.1% tổng dư nợ.

Nợ gia hạn đến 31/12/2006 là 68.837 triệu đồng tăng 64% so với năm trước. Trong khi tình trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này đa số vẫn trong tình trạng yếu kém, có nguy cơ một vài món chuyển sang nợ quá hạn. Nợ quá hạn vẫn còn khoảng 4.461 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0.189% tổng dư nợ.

Các cán bộ tín dụng chưa bám sát và nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn, xử lý nợ xấu và nợ tồn đọng chưa quyết liệt nên thực hiện chỉ tiêu thu nợ đọng và nợ quá hạn chưa đạt chỉ tiêu.

Công tác kiểm tra kiểm soát của chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình còn tồn tại một số thiếu xót, đôi lúc còn lỏng lẻo, nên quản lý tình hình xử dụng các món vay chưa thực sự tốt nhất.

Chi nhánh ngân hàng tài trợ cho vay đối với ngành xây dưng cơ bản chiếm tới 30% tổng dư nợ, trong khi thị trường bất động sản trong những năm qua đóng băng khiến việc xử lý vốn vay trong lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn.

Trong cơ cấu cho vay Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình vẫn còn chú trọng nhiều vào việc tài trợ cho vay các doanh nghiệp lớn, bỏ qua một bộ phận khách hàng rất tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động hết sức có hiểu quả trong nền kinh tế hiện nay.

Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo luôn ở mức trên 50% tuy nhiên tỷ lệ này đang giảm xuống năm 2005 tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo là khoảng 60% sang năm 2006 tỷ lệ này chỉ còn 55% giảm xuống 5% việc tỷ lệ này giảm xuống trong khi dư nợ cũng giảm cho thấy Chi nhánh đang tích cực cho vay rủi ro hơn nhưng cũng không làm tăng dư nợ cho vay lên theo kế hoạch được, hoạt động cho vay đang bị chững lại do có sự xuất hiện của nhiều ngân hàng mới.

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình hoạt động theo cơ chế tự chủ về mặt tài chính, tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào hội sở chính của Ngân hàng Công thương Việt Nam qua tỷ lệ vốn điều hòa. Hàng năm Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam vẫn chuyển vốn điều hòa về hội sở chính khoảng 50% vốn huy động được, cụ thể năm 2006 huy động được 4350 tỷ trong khi cho vay được 2360 tỷ còn lại khoảng 2000 tỷ chuyển về hội sở chính.

...

2.3.2.2 Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay ở chi nhánh Ngân hàng Công thương Ba Đình (Trang 26 - 28)