TAM QUỐC DIỄN NGHĨA

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học Trung Quốc Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (Trang 33)

Một số tác phẩm tiêu biểu

TAM QUỐC DIỄN NGHĨA

Ðây là bộ tiểu thuyết "giảng sử", thường gọi tắt là "tam quốc" xuất hiện vào đầu nhà Minh, của nhà văn La Quán Trung ( 1330 - 1400 ). Tác giảđã dựa vào những nguồn gốc, tài liệu sau:

• "Tam Quốc Chí " của nhà sử học Trần Thọđời Tấn

• "Tam Quốc chí chú " của Bùi Tùng Chi thời Nam bắc triều. • Một phần truyện kể "Tam Quốc Chí bình thoại" đời Nguyên. • Truyền thuyết và dã sử do tác giả sưu tầm.

Với tài năng sáng tạo, La Quán Trung đã viết thành bộ truyện dài đầu tiên của văn học Trung Quốc. Ðến nay, do tình trạng tam sao thất bản nên có nhiều bản Tam Quốc khác nhau. Nhưng bản lưu hành rộng rãi nhất cho đến ngày nay là bản do hai cha con nhà phê bình văn học đời Thanh là Mao Luân và Mao Tôn Cương sửa chữa và chỉnh lý.

Tam quốc tái hiện lại một thế kỉ loạn lạc điên đảo do tham vọng tranh giành quyền lực và lãnh thổ của các đế vương Trung Hoa gây ra. Tiểu thuyết này tuy có hư cấu song căn bản phù hợp với lịch sử. Ðó là bộ mặt thời Tam Quốc (220 - 280) cũng là bộ mặt quen thuộc của xã hội phong kiến Trung Hoa ở mọi thời : phân rồi hợp, hợp rồi phân - đó là tình huống lặp đi lặp lại hầu nhưđã thành qui luật . Tham vọng bành trướng thế lực và lãnh thổ của vương hầu, khanh tướng khiến đất nước điêu linh, nhân dân khốn khổ. Nhà thơ Vương Xán cùng thời Tào Tháo đã viết câu thơ "ra ngõ toàn xương trắng. phủ kín cả bình nguyên". Chính Tào Tháo cũng làm thơ như sau : " áo giáp sinh chấy rận. Chết sạch trơn một nhà. Khắp đồng phơi xương trắng. Vạn dặm không tiếng gà. ". Cả ba tập đoàn Ngụy, Thục, Ngô đều muốn thống nhất quốc gia dưới quyền cai trị riêng của mình.

Mặc dù viết truyện lịch sử, tác giả cũng không miêu tả một cách khách quan mà vẫn bộc lộ thái độ tình cảm của mình . Ông đã vạch trần tội ác của giai cấp

thống trịđối với nhân dân và ngay cả với nội bộ của chúng. Ðổng Trác tàn ác giết dân lành , Lã Bố hai lần giết bố nuôi. Hai anh em Gia Cát Lượng và Gia Cát Cẩn coi nhau như kẻ thù. Ðặc biệt, Tào Tháo không từ một thủđoạn nào cốt đạt được mục đích. Dưới ngòi bút sinh động của tác giả, các nhân vật hiện lên để chứng minh một qui luật đáng sợ của chếđộ phong kiến Trung Hoa : cá lớn nuốt cá bé, người ăn thịt người. Nhà văn đã vượt qua tư tưởng chính thống của mình , để miêu tảđúng qui luật cuộc sống, Ông xứng đáng là nhà văn hiện thực vĩđại.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn học Trung Quốc Phần 2 - Phùng Hoài Ngọc (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)