tạp kịch và hai tác giả
Suốt từ 1271 - 1368 , Trung quốc lần đầu tiên bị ngoaị tộc thống trị : bộ tộc Mông Cổ. Một thế kỉ khổđau vì áp bức bóc lột . Giới trí thức người Hán mất địa vị xã hội . Thơ văn sầu muộn còn vì nỗi khổ phân biệt chủng tộc, đẳng cấp . Một số thơ văn yêu nước , ca tụng anh hùng dân tộc , nhớ thương quá khứđộc lập tự do , hoài cổ
Người Mông chấp nhận Hán hóa, tiếp tục tôn sùng Khổng Mạnh , chiêu hiền đãi sĩ , mở lại khoa cử , mua chuộc nho sĩ . Thơ văn quí tộc trở nên vụn vặt , nịnh hót , màu mè Ðến cuối Nguyên mới có văn thơ hiện thực . Hai thể loại tiêu biểu là tản khúc và tạp kịch gọi chung là khúc , cũng giống như phú đời Hán , thơ thời Ðường , từ Tống . . Tạp kịch là loại ca kịch viết bằng tản khúc . Tản khúc là một thể thơ mới , gần với dân ca nhưng đặt lời tự do . Tạp kịch còn gồm cả nhảy múa , hóa trang . Tạp Kịch phục vụ nhu cầu đô thị phồn vinh như Hàng Châu , Bắc Kinh ( đại đô ) . Người Mông thích múa hát nên khuyến khích , coi trọng diễn viên ca sĩ hơn người Hán . Tuy nhiên các nhà soạn kịch lại bị coi rẻ vì xuất thân trí thức nghèo .
Hai nhà soạn kịch tiêu biểu -:Quan Hán Khanh và Vương Thực Phủ .
Quan Hán Khanh ( 1220 - cuối tk 13 ) vừa sáng tác tạp kịch vừa làm diễn viên , 36 vở nay chỉ còn 12 vở . Ðược truyền tụng nhất là Cứu phong trần , Bái nguyệt đình , Ðơn đao hội . Nổi tiếng nhất là " Ðậu Nga oan " . Nhà thơ Quan Hán Khanh đựơc UNESCO phong tặng Danh nhân văn hóa thế giới .
Ông viết bài thơ tựđánh giá mình : Bất phục lão ( Ông già bất khuất ) , ông tự coi mình là chàng công tử bột tầm thường , say mê tửu sắc , tục tằn. Sống giữa ca lâu tửu quán , có tài " bẻ liễu hái hoa " nhưng nguyện đem tài mình soạn kịch phục vụ những nghệ nhân diễn kịch bị xã hội coi là thấp hèn. Ông tự bằng lòng với đời mình , thích ca tụng cuộc sống ngắm trăng đẹp uống rượu ngon thưởng hoa thơm , đánh cờ , săn bắn , diễn kịch ngâm thơ ca vũ gảy đàn , dù chết không hề thay đổi .
Vở kịch Ðậu Nga oan phê phán chếđộ xã hội tàn bạo , khiến con người oan khuất . Còn có tên khác là Tuyết giữa ngày hè . Dựa vào câu chuyện trong sách Liệt Nữ truyện của Lưu Hướng đời Hánnhung đưa vào nội dung hiện thực đời Nguyên , không đề cao nhân vật nho giáo như Lưu Hướng . ( Nàng Ðậu Nga góa chồng khi còn trẻ , ở vậy thờ mẹ chồng là bà Thái . Bà sống bằng nghề cho vay lãi . Một hôm đi đòi nợ một ông lang , y không có tiền trả bèn lập mưu lừa bà ra đồng định thắt cổ bà cho chết . Vừa lúc , bố con Trương Lưđi qua . lão lang bỏ chạy . Bà Thái kể lại cho bố con Trương nghe . Bố con y tâm địa lưu manh , đòi bà Thái đền ơn . Chúng đòi bà Thái cưới lão Trương và gả cô con
dâu cho con trai Trương . Ðậu Nga không bằng lòng , chúng tìm kế ép . Khi bà Thái nằm bệnh , Ðậu Nga nấu cháo cho mẹ , Trương Lư con bỏ thuốc độc vào cháo hòng giết bà Thái để nàng bơ vơ phải theo hắn . Không ngờ bà thái lại mời lão Trương ăn trước . Lão Trương lăn quay ra chết , Trương con uy hiếp Ðậu Nga dọa đưa lên quan . Nàng không chịu . Ra tòa , quan hành hạ nàng . Nàng nhận bừa để mẹ chồng khỏi bịđòn man rợ . Ra pháp trường , nàng xin một cái chiếu sạch đứng lên , treo một dải lụa trắng lên cột cờ bên cạnh và nói lời nguyền : nếu nàng chết oan thì máu nàng phun lên daỉ lụa chớ không rơi xuống đất , tuyết rơi xuống che phủ thân mình nàng , Trời đất sẽ làm đại hạn ba năm liền đất Sở Châu để trừng phạt . Kết quảđúng như nàng nguyền rủa .
Ðoạn kết : cha nàng được làm quan , về xử lại vụ án chỉ là an ủi khán giả và trật ra ngoài mạch của vở kịch - nhà thơ buộc phải thêm đoạn này để tránh bị triều Nguyên kết tội ) .
Vương Thực Phủ - nhà thơ soạn kịch lãng mạn . Vở tạp kịch " Tây Sương Kí " nổi tiếng nhất . Dựa theo truyện ngắn "Oanh oanh truyện" ( hoặc Hội chân kí ) của nhà thơ Nguyên Chẩn ( Nguyên Vi Chi ) thời nhà Đường . Ông cho kết thúc vở kịch với sựđoàn tụ Trương Quân Thụy và Thôi Oanh Oanh để chống lễ giáo phong kiến , cổ vũ tự do yêu đương với niềm tin tưởng mãnh liệt .
Tóm tắt nguyên tác truyện ngắn Oanh Oanh truyện ( Hội chân kí ) của nhà thơ Nguyên Chẩn đời Ðường ( tự truyện ) :
Chàng nho sinh Trương Quân Thụy sang đất Bồ chơi , ghé vãn cảnh chùa Phổ Cứu , gặp Thôi Oanh Oanh ởđây . Thôi phu nhân , mẹ nàng cùng gia nhân đưa thi hài quan Thôi tướng quốc mới mất về quê nhưng tạm lánh nơi đây chờ quê nhà yên loạn . Say mê nàng Oanh , Trương xin ở trọ chùa Phổ Cứu . Chàng ngâm thơ tỏ tình , nàng họa lại .
Tướng cướp Tôn Phi Hổđem quân vây hãm chùa , đòi cưới nàng Oanh . Thôi phu nhân tuyên bố ai giải vây chùa sẽ gả Oanh cho . Trương viết thư nhờ bạn là tướng quân Ðỗ Xác đóng gần đó dem lính tới giải vây . Thoát nạn , bà Thôi nuốt lời hứa , chỉ cho hai người kết anh em , với lí do trước đây Thôi tướng quốc đã hứa gả cho Trịnh Hằng cháu bà . Thụy và Oanh đều đau khổ .
Trương ốm tương tư . Cô đầy tớ của Oanh là Hồng nương sang thăm . Trương viết thư nhờ Hồng đưa cho tiểu thư . Nhận thư , nàng mắc cỡ với cô hầu nên la mắng Hồng , làm bộ không nhận thư . Trương bệnh nặng hơn . Oanh gởi cho chàng bài thơ ngầm ý hẹn tối sẽ sang . Ðêm ấy , nàng sang phòng chàng , họ chung chăn gối .Từđó , thỉnh thoảng họ lại hẹn hò qua lại . Thôi phu nhân biết thì đã muộn , hai người thú nhận tất cả . Bà bắt chàng cam kết khi về kinh thi đỗ mới cho kết hôn . Hai người chia tay nhau , chàng tặng nhẫn .
Sau khi về kinh thi rớt , chàng tìm thú vui tình duyên mới mà lãng quên Oanh Oanh . Ở quê nhà , Oanh mỏi mòn trông ngóng , rồi nản lòng , thất vọng , hối hận . Mẹ nàng ép lấy Trịnh Hằng . Nàng chấp nhận quên mối tình xưa . Hai kẻ bẽ bàng ân hận .
Khi Trương Quân Thụy đỗ trạng nguyên , còn phải vâng mệnh triều đình lưu lại kinh đô làm quan thì ở quê Trịnh Hằng phao tin Trương đã lấy vợở kinh .Thôi phu nhân tin thật liền cho Trịnh cưới nàng . Ngày đám cưới , chàng Trương tìm về , nhờ tướng Ðỗ Xác can thiệp , đe dọa và xỉ mắng Trịnh Hằng ướp vợ người . Y nhục nhã đập đầu vào cây chết . Tướng họ Ðỗ làm chủ hôn cho hai người . Nhân vật Hồng nương nổi bật như một nhân vật chính đáng ca ngợi nhất , người tạo dựng hạnh phú cho họ , dũng cảm khôn ngoan và đầy lòng tự trọng như một người bình dân cao thượng nhân đạo .
Tư tưởng Nguyên Chẩn và Vương Thực Phủđối lập hoàn toàn .