Đảm bảo an toàn vốn huy động.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II HAI BÀ TRƯNG (Trang 38 - 40)

III. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng

3. Đảm bảo an toàn vốn huy động.

Ngày nay, hầu hết các Ngân hàng tiến hành các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của mình chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động từ khách hàng. Và trong trường hợp nào đó, nếu như Ngân hàng không thu hồi được số tiền đã đầu tư cho vay ra nền kinh tế thì sẽ không thể hoàn trả được số tiền đã huy động của khách hàng, mà còn có nguy cơ mất cả nguồn vốn tự có vốn thuộc quyền sở hữu của bản thân Ngân hàng, nghiêm trọng hơn là làm giảm uy tín kinh doanh của Ngân hàng. Do đó, yêu cầu đầu tiên đặt ra nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn huy động cũng như hoạt động bình thường của Ngân hàng là phải thu hồi được số vốn đã đầu tư cho vay ra nền kinh tế để duy trì khả năng thanh toán vốn huy động cho khách hàng và bảo đảm được nguồn vốn tự có của bản thân Ngân hàng.

Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng đã luôn quan tâm tới công tác đảm bảo an toàn nguốn vốn huy động và coi đây là một trong những công việc thường xuyên mà Chi nhánh luôn phải phấn đấu thực hiện. Thông qua việc đa đạng

hoá các hình thức đầu tư cho vay, đa dạng hoá khách hàng, chú trọng công tác kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng và kiên quyết xử lý triệt để hoặc đưa ra hướng giải quyết cụ thể đối với các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi... nhờ đó mà tình trạng tồn đọng nợ thu của Chi nhánh đã giảm đáng kể. Cho đến năm 2001, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi đã được Chi nhánh giữ ở mức thấp 1,36% trong tổng dư nợ và đầu tư, thấp hơn nhiều so với mức quy định chung của ngành. (Quy định chung là 2% nợ quá hạn trên tổng dư nợ và cho vay).

Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa mức độ đảm bảo an toàn nguồn vốn huy động với tỷ lệ nợ qúa hạn tại Chi nhánh, ta xem xét bảng sau:

Bảng 19: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ QUÁ HẠN VÀ NỢ KHÓ ĐÒI

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001

1.Nguồn vốn cho vay và đầu tư 413.170 604.324 1.124.802 2.Nợ quá hạn Trong đó nợ khó đòi 15.016 13.102 14.752 13.907 15.364 14.910 3.Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 3,63 2,44 1,36

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng vốn huy động dùng cho vay và đầu tư qua ba năm đã giảm dần, từ 3,63% năm 1999 xuống còn 2,44% năm 2000 và đạt mức tối ưu 1,36% trong năm 2001.

Như vậy, có thể nói trong công tác quản lý vốn, Chi nhánh đã luôn đặt ra vấn đề đảm bảo an toàn nguồn vốn và tài sản bằng các biện pháp tích cực như giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường kiểm tra, giám sát, đồng thời xử lý hành vi tiêu cực... Tuy nhiên với tình trạng nguồn vốn sử dụng để đầu tư và cho vay ít hơn nguồn vốn huy động và tỷ lệ nợ khó đòi trong nợ quá hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao (khoảng 93%) đang là vấn đề gây khó khăn trở ngại lớn cho Chi nhánh. Do vậy trong thời gian tới Chi nhánh cần có các biện pháp đa dạng hoá chiến lược khách hàng cũng như chiến lược huy động vốn để việc sử dụng vốn đạt hiệu quả tốt hơn.

Cùng với sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động và công tác sử dụng vốn, nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh toán của Chi nhánh cũng tăng lên nhanh chóng. Con số của vốn đảm bảo khả năng thanh toán luôn là phần việc mang tính chất pháp chế với hoạt động của Ngân hàng nói chung và Chi nhánh

nói riêng. Nguồn vốn đảm bảo thanh toán của Chi nhánh được chia thành các khoản mục: tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước, tiền gửi các tổ chức tín dụng, điều chuyển nội bộ... Bằng các nghiệp vụ của mình, cán bộ Phòng kinh doanh sẽ có sự điều chỉnh kịp thời đối với nguồn vốn huy động khi tỷ trọng của nguồn vốn đảm bảo thanh toán sụt giảm dưới mức cho phép. Và kết quả của sự điều chỉnh hợp lý này sẽ làm tăng tính an toàn cho nguồn vốn huy động, đồng thời minh chứng cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Tóm lại, qua quá trình phân tích thực trạng cơ cấu nguồn vốn huy động cũng như qua một vài nhận xét đánh giá sơ bộ về khả năng cung ứng vốn, bảo đảm an toàn vốn... tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng ở trên, ta có thể đi đến kết luận về hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh trong thời gian qua như sau:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II HAI BÀ TRƯNG (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w