Nội tệ 6.005 42.123 2 Ngoại tệ quy đổi

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II HAI BÀ TRƯNG (Trang 29 - 31)

Tổng 6.045 0 42.123

Qua bảng số liệu bảng trên cho ta thấy: nguồn vốn huy động bằng kỳ phiếu có sự biến động mạnh qua các năm, biên độ giao động tương đối lớn. Trong đó đặc biệt là năm 2000, Chi nhánh hầu như đã không tiến hành huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu. Sở dĩ có tình trạng trên là vì:

Thứ nhất, Kỳ phiếu chỉ được sử dụng khi Ngân hàng cần một khối lượng vốn lớn để đầu tư vào các dự án lớn hoặc các công trình trọng điểm mang cấp quốc gia được Nhà nước hay Ngân hàng cấp trên chỉ định.

Thứ hai, để huy động vốn bằng việc phát hành công cụ nợ nói chung và bằng kỳ phiếu nói riêng thì Ngân hàng phải bỏ ra những khoản chi phí tương đối lớn. Lớn vì lãi suất huy động đầu vào cao, lớn vì tốn chi phí để đưa kỳ phiếu ra thị trường.

Như vậy, qua đây ta có thể thấy, kỳ phiếu chỉ thực sự tạo sự chủ động và mang lại hiệu quả cho Chi nhánh khi nào Chi nhánh xét thấy thực sự cần thiết về vốn đầu tư có thời hạn dài, có tính ổn định tương đối… hay có thể đảm bảo lợi ích đầu ra cao hơn so với chi phí để huy động đầu vào, hoặc cũng có thể chỉ để phục vụ một mục tiêu nào đó của Chi nhánh chẳng hạn như: đa dạng hoá hình thức huy động vốn, phân tán rủi ro trong quá trình huy động vốn, mở rộng phạm vi khách hàng…

2.4. Các hình thức huy động vốn khác.

Ngoài những hình thức huy động vốn cơ bản kể trên, trong giai đoạn phát triển mới, để theo kịp với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn cũng như để tăng cường thu hút nguồn vốn nhàn dỗi trong dân cư, Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực II- Hai Bà Trưng còn tổ chức huy động vốn dưới những hình thức huy động vốn đa dạng và khác, mà điển hình nhất trong đó là huy động vốn qua nghệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Đây là nghiệp vụ mang lại lợi nhuận hấp dẫn cho Ngân hàng và có khả năng linh hoạt trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho công tác sử dụng nguồn. Với sự năng động của càn bộ tín dụng làm công tác đối ngoại, trong những năm qua, Chi nhánh đã tìm được những khoản vay có lãi suất thích hợp, mang lại kết quả đáng kể. Tuy nhiên do mới được thành lập nên hình thức huy động vốn này vẫn chưa thật sự ổn định và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn huy động. Do vậy trong thời gian tới Chi nhánh cần phải tích cực phát huy nguồn vốn này hơn nữa trên cơ sở những thế mạnh sẵn có về địa bàn hoạt động và đối tác kinh doanh.

Tóm lại, thông qua quá trình phân tích cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh (xét theo hình thức huy động) ở trên, ta có nhận thấy những đặc điểm chung

nhất trong công tác huy động vốn tại Chi nhánh là: Tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng cao qua các năm, trong đó nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ tương đối lớn, sau đó là tiền gửi doanh nghiệp và tỷ trọng của hai nguồn này trong cơ cấu vốn huy động đang có sự vận động theo chiều hướng nguồn tiền gửi doanh nghiệp tăng dần. Mặt khác qua phân tích cũng cho thấy, sự tăng trưởng của công tác huy động vốn thể hiện rõ nỗ lực to lớn của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Chi nhánh trong công tác mở rộng khai thông nguồn vốn huy động và Chi nhánh ngày

càng khẳng định được chỗ đứng và uy tín của mình trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC II HAI BÀ TRƯNG (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w