Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm nước tinh khiết tại nhà máy Thành

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước tinh khiết tại nhà máy Thành Hưng – thuộc Công ty CP ĐTXD – Khai thác khoáng sản – Trồng rừng Việt Nam (Trang 25)

- Chi phí nhân công

2.2.2.1 Kế toán chi phí sản xuất sản phẩm nước tinh khiết tại nhà máy Thành

a. Đối tượng tập hợp chi phí

Đặc điểm của nhà máy Thành Hưng là chuyên SXKD mặt hàng nước uống tinh khiết, vì vậy chi phí cấu thành chủ yếu nên sản phẩm là nước tinh khiết qua quá trình lọc. Sản phẩm của nhà máy rất phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại như: Bình 5 gallons; chai 5l; thùng 0,5l; thùng 0,33l. Vì vậy, chi phí cấu thành nên sản

phẩm nước chủ yếu là chi phí chung cho tất cả các loại sản phẩm còn chi phí NVLTT chủ yếu là vỏ bình và nhãn mác.

Tại nhà máy, CPSX cũng được chia thành 3 khoản mục chính bao gồm: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC.

- Chi phí NVL trực tiếp chỉ bao gồm những NVL tạo ra từng loại sản phẩm riêng biệt như: vỏ bình, nhãn mác, nắp bình… của từng chủng loại sản phẩm. Còn những NVL được dùng trực tiếp tạo ra nước lọc như hóa chất, muối… được tính vào chi phí SXC vì đó là NVL để tạo ra nước tinh khiết, được dùng để tạo ra tất cả chủng loại sản phẩm của nhà máy.

- Chi phí NCTT bao gồm: lương cơ bản, lương sản phẩm, các khoản BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp sản xuất.

- Chi phí SXC bao gồm: CP nhân viên phân xưởng, CP thuê nhà xưởng, CP khấu hao TSCĐ, hoá chất, muối (hóa chất, muối là NVL dùng để tạo nước tinh khiết, được đưa vào chi phí NVL chung thuộc chi phí SXC) và các dụng cụ nhỏ cho sản xuất như quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang…

Với đặc điểm là một nhà máy sản xuất nước tinh khiết sử dụng dây chuyền đóng chai nên tại nhà máy không có sản phẩm dở dang. Đối tượng tập hợp CPSX là toàn bộ phân xưởng, kỳ tập hợp là hàng tháng.

b. Phương pháp tập hợp CPSX sản phẩm nước tinh khiết tại nhà máy Thành Hưng

Tại nhà máy Thành Hưng, kế toán CPSX sản phẩm nước tinh khiết theo phương pháp:

- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: phương pháp này áp dụng với các chi phí liên quan trực tiếp đến từng loại sản phẩm sản xuất như chi phí vỏ bình, nhãn mác, nắp bình…của từng chủng loại và được tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm đó.

- Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung: áp dụng đối với các chi phí liên quan đến nhiều loại sản phẩm như chi phí thuê nhà xưởng, khấu hao TSCĐ, hoá chất, muối …. Các chi phí này được phân bổ cho từng loại sản phẩm theo khối lượng sản phẩm hoàn thành.

c. Thực trạng kế toán CPSX sản phẩm nước tinh khiết tại nhà máy Thành Hưng

Nhà máy sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm, trong phạm vi khóa luận này em xin trình bày kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bình nước tinh khiết 5 gallons.

+ Chứng từ sử dụng

Kế toán CPSX tại nhà máy Thành Hưng sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu yêu cầu nguyên vật liệu

- Phiếu chi

- Bảng thanh toán tiền lương

- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương - Hóa đơn dịch vụ mua ngoài

- Bảng tính và phân bổ khấu hao

+ Tài khoản sử dụng:

• Để tập hợp chi phí NVLTT kế toán sử dụng TK 621 – CP nguyên liệu, vật liệu

trực tiếp

Kết cấu TK 621:

- Bên nợ: giá trị NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ ,dịch vụ.

- Bên có: + Trị giá NVLTT xuất dùng không hết nhập lại kho. + Giá trị phế liệu thu hồi.

+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVLTT để tính giá thành.

Trong đó, TK chi tiết đối với từng chủng loại sản phẩm của Công ty như sau:

TK 621Z01 “Chi phí NVLTT – bình 5 gallons” TK 621Z02 “Chi phí NVLTT – thùng 0,5l” TK 621Z03 “ Chi phí NVLTT – thùng 0,33l” TK 621Z04 “Chi phí NVLTT – chai 5l”

• Để theo dõi CP NCTT, kế toán sử dụng TK 622: “chi phí nhân công trực tiếp”.

Kết cấu TK 622.

-Bên nợ :phản ánh CP NCTT phát sinh trong kỳ.

-Bên có:kết chuyển CP NCTT cuối kỳ để tính giá thành sản phẩm.

TK 622 không có số dư cuối kỳ, và TK chi tiết với từng chủng loại sản phẩm của Công ty giống như TK 621

• Để theo dõi CP SXC, kế toán sử dụng TK 627: “chi phí sản xuất chung”.

Kết cấu TK 627:

-Bên nợ: phản ánh các CPSXC phát sinhh trong kỳ. -Bên có:+ Các khoản giảm trừ CPSXC

+ Kết chuyển CPSXC hoặc phân bổ CPSXC.

TK 627 không có số dư cuối kỳ và TK chi tiết với từng chủng loại sản phẩm của Công ty giống như TK 621

+ Trình tự kế toán:

Chi phí NVL trực tiếp:

- Đối với vỏ bình 5 gallons: Theo kế hoạch sản xuất của phân xưởng, phụ trách bộ phận sản xuất sẽ báo với thủ kho số lượng bình sản xuất trong ngày, thủ

kho sẽ viết phiếu xuất kho vỏ bình cho phân xưởng nhưng phiếu xuất kho chỉ quản lý theo số lượng mà không ghi giá trị và không hạch toán vào chi phí do đặc điểm của vỏ bình 5 gallons là loại NVL được tái sử dụng trong 05 tháng và do Công ty sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ để hạch toán NVL tồn kho.

Cụ thể, khi nhập vỏ bình từ nhà cung cấp, căn cứ vào số lượng vỏ bình còn đang lưu hành, kế toán sẽ xuất vỏ bình để đưa vào sử dụng. Vỏ bình 5 gallons được tái sử dụng trong 05 tháng, do đó giá trị vỏ bình xuất ra sẽ được hạch toán vào TK 24207 “Chi phí trả trước dài hạn (vỏ bình 5 gallons)”, và sẽ được phân bổ vào CPSX trong kỳ theo công thức:

Chi phí vỏ bình phân bổ vào

CPSX =

Số lượng vỏ bình xuất sử dụng lần đầu x Đơn giá 05 tháng

- Đối với các NVL khác:

Căn cứ vào số lượng sản xuất đề nghị từ phân xưởng, thủ kho sẽ viết phiếu xuất kho theo số lượng NVL thực tế. Giá trị NVL sản xuất tính vào chi phí sản xuất trong kỳ sẽ được tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, do đó đến cuối kỳ sẽ tính được giá trị NVL xuất kho trong kỳ.

Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán xác định nguyên vật liệu xuất dùng cho từng đối tượng, sản phẩm rồi ghi vào các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp.

Quá trình hạch toán chi phí NVLTT trong tháng 01/2012 tại Công ty như sau: Khi xác định chi phí NVL trực tiếp, kế toán tại Công ty chia thành 2 loại NVL, đó là: vỏ bình 5 gallons và các NVL khác gồm: nhãn bình, nhãn màng co nắp, nắp bình, túi nillons, vòi bình.

Trong tháng 01 năm 2012, Công ty xuất kho 1.500 vỏ bình 5 gallons: Giá trị vỏ bình

xuất kho

= = =

Số lượng x Đơn giá 1.500 x 40.350 60.525.000 (VNĐ)

Như vậy trong tháng 01 chi phí vỏ bình 5 gallons đưa vào cho BPSX là 60.525.000 VNĐ. Song do đặc điểm của loại NVL này là tái sử dụng trong 05 tháng. Do đó chi phí vỏ bình 5 gallons được phân bổ vào CPSX trong tháng 01 như sau:

Chi phí vỏ bình 5 gallons phân bổ vào CPSX tháng 01 = = 60.525.000 5 12,105,000VNĐ Kế toán hạch toán như sau:

+ Khi xuất kho vỏ bình 5 gallons, kế toán ghi Nợ TK 242Z01: 60.525.000

Có TK 152 60.525.000

+ Khi phân bổ vỏ bình 5 gallons, kế toán ghi Nợ TK 621Z01 12,105,000

Có TK 242Z01 12,105,000

Ngoài ra, trong 06/01/2012, Công ty xuất kho NVL trực tiếp liên quan đến việc sản xuất bình 5 gallons như: nhãn bình, nhãn màng co nắp, nắp bình, túi nillons, vòi bình.

Tổng giá trị xuất kho các NVL trực tiếp này là 19.515.876 VNĐ Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 621Z01 19.515.876

Có TK 152 19.515.876

Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm bình 5 gallons, kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho sau đó phản ánh vào chứng từ ghi sổ, từ chứng từ ghi sổ phản ánh vào sổ chi tiết TK 621Z01 (Phụ lục)

Tổng chi phí NVLTT cho sản phẩm bình 5 gallons là 111,053,176 vnđ • Chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản lương cơ bản, lương sản phẩm, phụ cấp và các khoản BHXH, BHYT phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Tại nhà máy Thành Hưng không trích BHTN và KPCĐ.

- Lương cơ bản: Là khoản lương cứng mà Công ty trả cho công nhân viên theo thời gian làm việc. Khoản lương này sẽ không thay đổi hàng tháng và không phụ thuộc vào doanh thu, trừ khi có quyết định thay đổi lương cơ bản của Giám đốc.

Lương cơ bản được quy định cho bộ phận sản xuất tại thời điểm tháng 01 năm 2012 là 1.000.000 VNĐ đối với mỗi công nhân có thời gian làm việc trên 1 năm, được tính là công nhân chính thức của Công ty. Còn đối với những công nhân mới vào làm việc, đang trong thời gian thử việc, mức lương cơ bản là 550.000 VNĐ. Lương cơ bản của tháng trước sẽ được kế toán thanh toán cho công nhân viên vào ngày 05 tháng sau.

- Lương sản phẩm: là khoản lương mà Công ty trả cho công nhân viên theo số lượng sản phẩm mà họ đạt được trong tháng.

Các loại sản phẩm sẽ được quy đổi về 1 đơn vị sản phẩm như sau: 1 bình 5 gallons = 1 đơn vị sản phẩm

2 chai 5 l = 1 đơn vị sản phẩm 1 thùng 0,5 l = 2 đơn vị sản phẩm 1 thùng 0,33 l = 1 đơn vị sản phẩm Lương sản phẩm được tính theo công thức sau:

Tiền lương sản phẩm = Số đơn vị sản phẩm làm được x 1.300đ

Lương sản phẩm tháng trước sẽ được kế toán thanh toán cho công nhân viên vào ngày 15 tháng sau.

- Phụ cấp: là khoản hỗ trợ tiền ăn hàng tháng mà Công ty trả cho công nhân viên. Phụ cấp tiền ăn của 1 công nhân vào tháng 01năm 2012 là 450.000VNĐ/tháng. Công nhân tự túc ăn ở ngoài.

- BHXH, BHYT: là các khoản chi phí được tính trên lương cơ bản của công nhân viên theo tỷ lệ quy định.

Các khoản này được trích nộp theo đúng quy định của Nhà nước. BHXH được trích 24% quỹ lương cơ bản (trong đó 17% tính vào chi phí sản xuất, 7% tính trừ vào thu nhập hàng tháng của công nhân), BHYT được trích 4.5% quỹ lương cơ bản (trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất, 1,5% tính trừ vào thu nhập hàng tháng của công nhân).

Căn cứ vào lương cơ bản mà kế toán tính số tiền bảo hiểm phải trích vào chi phí. Tuy nhiên, do số tiền bảo hiểm phát sinh hàng tháng rất ít nên khoản chi phí về BHXH, BHYT sẽ được tính hết vào tháng cuối của quý.

Tổng lương phải trả cho BPSX

= Lươngcơ bản + Lương sản

phẩm + Tiền ăn

Sau khi tính toán tổng lương phải trả cho bộ phận sản xuất, kế toán tiến hành phân bổ chi phí tiền lương cho từng sản phẩm. Số lượng sản phẩm sản xuất được quy đổi về cùng một đơn vị sản phẩm theo tiêu thức trên.

Công thức phân bổ tiền lương cho từng sản phẩm: Chi phí lương

phân bổ cho sản phẩm A

=

∑ Tiền lương cho BPSX

∑ Đơn vị sản phẩm được quy đổi x

Số đơn vị sản phẩm A

Theo phương pháp tính lương như trên, cuối tháng kế toán tập hợp toàn bộ các chứng từ liên quan đến tiền lương, tính và lập Bảng thanh toán lương cho công nhân viên trong Công ty, khi trả lương kế toán viết Phiếu chi. Căn cứ vào các chứng từ, kế toán tiến hành lập Bảng phân bổ tiền lương, Bảng phân bổ BHXH, BHYT cho từng loại sản phẩm, sau đó phản ánh vào chứng từ ghi sổ, Sổ chi tiết TK 622 (phụ lục)

Theo số liệu tháng 01/2012, nhà máy sản xuất được:

Bảng 2.1: Số lượng sản phẩm sản xuất tháng 01/2012

Loại sản phẩm Số lượng qui ra số lượng sp tính lương

Bình 5 gallons 12,500 12,500

Thùng 0.5l 500 1,000

Thùng 0.33l 438 438

Tổng 15,563

Chi phí tiền lương phân bổ cho các loại sản phẩm được tính như sau: Chi phí NCTT phân bổ cho bình 5 gallons = = 38.281.900 15.563 30.747.526 VNĐ x 12.500

Để hạch toán CP NCTT sản xuất sản phẩm bình 5 gallons, kế toán ghi: Nợ TK 622Z01: 30.747.526

Có TK 334: 30.747.526

Các khoản trích theo lương: Tổng lương tính bảo hiểm là 18,150,000 Nợ TK 622Z01 : 3,630,000

Có TK 3383: 3,085,500 Có TK 3384: 544,500

Vậy tổng chi phí NCTT cho sản phẩm bình 5 gallons là: 34,377,526

+ Kế toán CP SXC:

Phương pháp tính khấu hao TSCĐ tại công ty là phương pháp khấu hao đường thẳng.

Hàng ngày, khi phát sinh các khoản chi phí trên, kế toán sẽ tập hợp số liệu và nhập dữ liệu vào máy vi tính. Cuối tháng, kế toán lập bút toán phân bổ chi phí SXC cho từng loại sản phẩm sản xuất ra. Các loại sản phẩm khác nhau được quy đổi về cùng một đơn vị sản phẩm như trên

Chi phí SXC phân

bổ cho SP A =

∑ Chi phí SXC trong kỳ

∑ Đơn vị sản phẩm sản xuất trong kỳ x

Số đơn vị SP A

Căn cứ vào các chứng từ gốc như Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, phiếu thu, Bảng phân bổ chi phí SXC… kế toán tiến hành định khoản trên chứng từ và phản ánh vào chứng từ ghi sổ. Sau đó dựa trên kế toán tiến hành vào Sổ chi tiết TK 627 (Phụ lục)

Trong tháng 01/2012, tình hình khấu hao TSCĐ tại Công ty được thể hiện qua Bảng tính khấu hao TSCĐ và bảng phân bổ khấu hao TSCĐ:

Chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho bình 5 gallons = = 26.145.181 12.500 17.505.308 VNĐ x 15.563

Như vậy CP khấu hao TSCĐ cho sản phẩm bình 5 gallons là 17.505.308 VNĐ Và được định khoản như sau:

Nợ TK 6274Z01: 17.505.308 Có TK 2141: 17.505.308

- Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng:

Khoản mục CP này được tập hợp tính toán tương tự như đối với CP NCTT Định khoản nghiệp vụ này như sau:

Nợ TK : 6271Z01

Có TK: 3341, 3342 Có TK: 3382, 3383, 3384

- Chi phí vật liệu, CCDC: là khoản chi phí NVL dùng chung cho quá trình sản xuất như muối tinh khiết, proxitane, HCL, các công cụ, dụng cụ…..

Căn cứ vào các chứng từ như Phiếu lĩnh vật liệu, phiếu xuất kho CCDC, bảng phân bổ vật liệu….. kế toán định khoản cho các nghiệp vụ này như sau:

Nợ TK 6272Z01 Có TK 1522 Nợ TK 6273Z01

Có TK 153

Có TK 2422 ( CCDC phân bổ cho nhiều kỳ) - Hạch toán CP dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác

Đối với những khoản chi phí này, hàng ngày kế toán sẽ tiến hành tập hợp chứng từ và giấy đề nghị thanh toán do bộ phận sản xuất chuyển lên, sau đó kế toán viết phiếu chi hoặc ủy nhiệm chi. Căn cứ vào các chứng từ tập hợp được như Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, phiếu chi,… kế toán sẽ định khoản các nghiệp vụ như sau:

Nợ TK 6277Z01 Nợ TK 6278Z01 Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 141, 331…. (Chi tiết theo từng đối tượng)

- Sổ kế toán: Toàn bộ các định khoản được tổng hợp, phản ánh vào chứng từ ghi sổ và sổ chi tiết TK 627Z01 (phụ lục)

+ Tổng hợp CPSX sản phẩm bình 5 gallons

Các chi phí tập hợp từ sổ thẻ kế toán chi tiết sẽ vào bảng tổng hợp chi phí và được kết chuyển vào bên nợ TK 154 –Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang .

Căn cứ vào nghiệp vụ phát sinh tháng 01 năm 2012 kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ,chi phí NCTT,chi phí SXC về TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang như sau:

Nợ TK 154 177.816.358

Có TK 621Z01 111.053.176 Có TK 622Z01 34.377.526 Có TK 627Z01 32.385.656

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nước tinh khiết tại nhà máy Thành Hưng – thuộc Công ty CP ĐTXD – Khai thác khoáng sản – Trồng rừng Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w