Những thuận lợi và các mặt đã thực hiện được

Một phần của tài liệu Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 86)

a) Về phòng ngừa ô nhiễm môi trường

Có thể nói hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam khá đầy đủ với tất cả những hình thức khác nhau như Bộ Luật hàng hải, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Dầu khí, Luật Thủy sản, các Nghị định hướng dẫn, các Thông tư, Quyết định, Công văn, … của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thậm chí có cả những Quy chế quản lý môi trường của một số địa phương. Tất cả đã góp phần vào thành công bước đầu của Việt Nam trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và nâng cao ý thức môi trường đối với mọi chủ thể khi tham gia, can thiệp vào môi trường. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường biển đã từng bước được hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung, đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các tổ chức Việt Nam tham gia hoạt động hàng hải, các biện pháp bảo vệ môi trường đối với kỹ thuật tàu, trang thiết bị tại cảng biển và các quy định về đào tạo, huấn luyện thuyền viên làm việc trên tàu biển, nhìn chung phù hợp với các Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

Pháp luật Việt Nam đã có những quy định tương đối đầy đủ về bộ máy quản lý nhà nước về môi trường biển. Cụ thể, theo quy định của pháp luật, Chính phủ có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về môi trường, trong

80

đó có môi trường biển. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam theo phân công của Chính phủ. Ngoài ra, các bộ, ngành, và UBND các cấp có trách nhiệm tham gia hoạt động quản lý nhà nước về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Các Bộ, UBND các cấp theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong ngành và các cơ sở thuộc quyền quản lý trực tiếp. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường tại địa phương. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở địa phương. Có thể nói ở nước ta có nhiều cơ quan, tổ chức tham gia quản lý nhà nước về môi trường, tuy nhiên chức năng, nhiệm vụ chưa được phân công phân định rõ ràng, còn chồng chéo.

Có thể nói, công tác quản lý phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển đã được Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm. Nhiều chế định liên quan đã được đề cập trong luật và các văn bản dưới luật. Chúng ta đã tham gia ký kết và triển khai thực hiện nhiều công ước quốc tế mà trong đó có nhiều chương mục đề cập đến việc bảo vệ môi trường biển, điển hình là công ước Marpol 73/78, Solas 74, CLC 92, gần đây nhất là công ước Bunker 2001.

Thực hiện lồng ghép các vấn đề môi trường ngay từ khâu đóng tàu: những tàu biển được mang đăng kiểm Việt Nam đều thỏa mãn các yêu cầu của công ước Marpol 73/78 và các Quy phạm tàu biển Việt Nam. Bên cạnh đó việc thực hiện các quy định về ghi chép Nhật ký dầu đã được thực hiện theo mẫu quốc tế. Các tàu hoạt động trong các cảng biển Việt Nam đều tuân

81

thủ các yêu cầu về đổ rác thải. Dịch vụ tiếp nhận rác thải từ tàu được tổ chức tốt và thu giá đổ rác thống nhất theo quy định của Chính phủ.

Việc kiểm tra các tàu chở dầu trong việc tuân thủ các quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu được thực hiện tốt, tạo thuận lợi cho việc đòi bồi thường từ chủ tàu đối với thiệt hại do ô nhiễm dầu.

Bên cạnh đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực cũng đã được thực hiện tốt đối với các đối tượng điều hành con tàu như thuyền viên, đối với những người làm công tác kiểm tra tại cảng như thanh tra an toàn hàng hải. Thuyền viên được đào tạo cả về mặt lý thuyết và thực hành, cả về kiến thức pháp luật về an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường. Các thanh tra an toàn hàng hải là những người có kinh nghiệm và nhiều người đã được cử đi đào tạo ở nước ngoài về kiểm tra đối với tàu biển. Kết hợp tốt công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường biển từ hoạt động hàng hải với công tác áp dụng các biện pháp chế tài đối với các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Bên cạnh việc in ấn, phát hành, phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, có thể nói việc kiểm tra và phát hiện các hành vi vi phạm của tàu, cảng biển và các cơ sở đóng sửa chữa tàu, áp dụng các hình thức xử phạt hành chính đã được thực hiện thường xuyên.

b) Về ứng cứu, giải quyết sự cố ô nhiễm môi trường

Có thể thấy hệ thống văn bản pháp luật hiện hành đã bước đầu hình thành khung pháp luật về ứng cứu, giải quyết sự cố tràn dầu và các chế tài bồi thường thiệt hại ô nhiễm biển trên tất cả các mặt hành chính, dân sự, hình sự.

Đối với các tai nạn tàu, việc tổ chức xử lý sự cố hoặc nguy cơ gây sự cố tràn dầu được thực hiện tốt. Tuy có những trường hợp khó khăn do chủ tàu bỏ xác tàu, nhưng về cơ bản, hầu hết các tàu đều được xử lý hoặc khống chế khả năng có thể gây ô nhiễm. Riêng đối với các chủ tàu Việt Nam, trong trường

82

hợp không có đủ khả năng về tài chính thì chúng ta đã có chính sách hỗ trợ, đó là dùng ngân sách nhà nước (phí bảo đảm hàng hải) để xử lý sự cố.

Các cảng chuyên dụng, những khu neo đậu chuyển tải dầu nhìn chung thực hiện tốt các quy định về đánh giá tác động môi trường như phương án ứng cứu sự cố tràn dầu, đồng thời khi thực hiện chuyển tải dầu đòi hỏi phải tuân thủ các quy định về thao tác kỹ thuật. Tuy nhiên đây mới chỉ là các phương án ứng cứu sự cố tràn dầu có tầm cỡ cơ sở.

Một phần của tài liệu Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)