c) Vụ Đông-Xuân.
4.3.4. Cơ cấu trong tổng chi phí sản xuất của hai mô hình trong năm 2008 Hình 4.4 Cơ cấu của các loại CP trong TCPSX của hai mô hình
Hình 4.4 Cơ cấu của các loại CP trong TCPSX của hai mô hình
Dựa vào hình 4.4 cho thấy mô hình trồng rau chi phí lao động chiếm tỷ trọng cao nhất với 53%/TCP, điều này chỉ rõ trồng rau cần rất nhiều lao động vậy nên doanh thu, lợi nhuận, thu nhập là ba chỉ tiêu sẽ bị thay đổi mạnh nếu giá của lao động thay đổi. Vậy trong tương lai giá thuê công lao động liệu có ổn định hay không hay sẽ biến động theo thời gian?. Đây là vấn đề cần được xem xét kỹ để giúp hộ nông dân có thể ra quyết định lựa chọn mô hình sản xuất hợp lý với điều kiện vốn có của hộ, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Trong khi đó mô hình trồng lúa thì tỷ trọng cao nhất lại là chi phí vật tư,trong đó gồm có: chi phí cho giống, phân bón, thuốc trừ sâu, mà điều đáng quan tâm nhất là chi phí phân bón vì nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí vật tư với tỷ lệ là 69%/ CPVT. Vậy các chỉ tiêu về thu nhập, doanh thu, lợi nhuận của người trồng lúa cũng sẽ bị thay đổi nếu giá phân thay đổi. Và điều này khá thực tế vì trong 2008 giá phân biến động một cách đột biến.
Một biến mà không thể bỏ ra khỏi sự đo lường biến động của doanh thu và lợi nhuận của cả hai mô hình là giá bán sản phẩm.
Người nông dân sẽ lự chọn mô hình sản xuất thích hợp nếu họ nhận được câu trả lời cho các nghi vấn trên, nhằm giảm thểu rủi ro trong sản xuất. Vậy ta tiến hành phân tích độ nhạy cho các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận cho cả hai mô hình.