3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Quan điểm về các chỉ tiêu kinh tế.
Trong kinh tế, vấn đề hiệu quả có ý nghĩa rất lớn. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế đặc biệt quan trọng, nó thể hiện kết quả sản xuất, lao động, vật tư, tiền vốn. Về hình thức, hiệu quả kinh tế phải là một đại lượng so sánh giữa kết quả sản xuất thu được và chi phí bỏ ra.
Trong quá trình sản xuất người ta quan tâm nhiều đến kết quả sản xuất, mong muốn với một nguồn lực lao động, tiền vốn, vật tư hữu hạn mà thu lại được một kết quả càng lớn và như vậy thu được hiệu quả sản xuất càng cao.
Hiệu quả mang ý nghĩa quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn tổ chức quản lý sản xuất của từng đơn vị kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
3.1.2. Hiệu quả của sản xuất nông nghiệp
Hiêu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp được thể hiện bằng cách so sánh kết quả sản xuất nông nghiệp đạt được với khối lượng chi phí lao động và chi phí vật chất bỏ ra. Khi xác định hiệu quả sản xuất nông nghiệp phải tính đến việc sử dụng đất đai, nguồn lực lao động, vật chất trong nông nghiệp, tức là phải tính đến việc sử dụng các nguồn tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp. Các nguồn tiềm năng này bao gồm: vốn sản xuất, sức lao động, kỹ thuật và đất đai.
3.1.3. Hiệu quả kinh tế của cây Lúa và cây Rau
Theo nhiều nhận xét, người ta nhận thấy rằng không có một loại cây trồng nào có khả năng khai thác tất cả tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng. Vì vậy, việc xác định một cơ cấu cây thích hợp và kết hợp cây trồng với vật nuôi cho từng vùng nhằm khai thác tối ưu tiềm năng của đất, nhân lực... là việc rất khó khăn. Cơ cấu cây
trồng đó phải đảm bảo tạo ra nguồn sản phẩm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội nói chung.
Khi phân tích, tính toán hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất lúa cũng như mô hình sản xuất cây rau, đề tài cũng dựa trên cơ sở quan niệm đó, xác định xem tình hình cây lúa và cay rau có những đặc điểm nào tại địa bàn xã Tân Nhựt huyện Bình Chánh TP.HCM.
Việc đánh giá hiệu quả của các ngành sản xuất không chỉ trên góc độ cá nhân của người sản xuất mà phải xem xét đến lợi ích của xã hội. Người nông dân trực tiếp sản xuất trên đồng ruộng mong muốn sản xuất có hiệu quả để có thể tiếp tục sản xuất. Đồng thời, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các cơ quan đại diện cho Nhà nước thu mua nông sản trên cơ sở hạch toán cũng phải thu nhiều lợi nhất để tiếp tục tích lũy sản xuất.
3.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả - hiệu quả kinh tếa) Chi phí sản xuất a) Chi phí sản xuất
Là chỉ tiêu quan trọng phản ánh toàn bộ các khoản chi đầu tư vào qúa trình sản xuất kinh doanh. Tổng chi phí sản xuất là tổng số tiền và công bỏ ra để đầu tư từ khâu đầu là làm đất cho đến khâu thu hoạch, bao gồm: chi phí vật chất, chi phí làm đất, công lao động, chi phí thu hoạch, chi phí thủy lợi, chi phí khác.
Tổng chi phí sản xuất = Chi phí vật chất + Chi phí lao động + Dịch vụ phí Chi phí vật chất gồm: chi phí phân, giống, thuốc, thuế, lãi suất ngân hàng,.. Chi phí lao động gồm: công làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, … Chi phí làm đất: bao gồm cả chi phí cày máy và chi phí cày tay.