Điều ước quốc tế song phương

Một phần của tài liệu Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự Việt Nam (Trang 31)

a/ Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết ngày 13/7/2000, tại Chương II- Quyền sở hữu trí tuệ dành hẳn Điều 14 quy định các thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt gồm ba khoản:

Khoản 1: Mỗi bên quy định các thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt được áp dụng ít nhất trong các trường hợp cố ý làm giả nhãn hiệu hàng hóa hoặc xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan nhằm mục đích thương mại. Mỗi bên quy định rằng hình phạt có thể được áp dụng bao gồm hình

phạt tù hoặc hình phạt tiền hoặc cả hai, dù để ngăn ngừa xâm phạm, phù hợp với mức hình phạt đối với tội danh có mức độ nghiêm trọng tương tự.

Khoản 2: Mỗi bên có thể quy định rằng trong các trường hợp thích hợp, các cơ quan tư pháp của mình có thể ra lệnh thu giữ, tịch thu, tiêu huỷ hàng hóa xâm phạm và các nguyên liệu, phương tiện có công dụng chủ yếu để thực hiện tội phạm.

Khoản 3: Mỗi bên có thể quy định rằng trong những trường hợp thích hợp, các cơ quan tư pháp của bên đó có thể áp dụng các hình phạt hình sự đối với hành vi xâm phạm các loại quyền sở hữu trí tuệ khác, ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, khi các hành vi đó được thực hiện một cách cố ý và nhằm mục đích thương mại.

Với quy định cụ thể này, rõ ràng Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ đã vận dụng quy định của TRIPS để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự đối với hành vi cố ý là giả nhãn hiệu nhằm mục đích thương mại đồng thời cho phép áp dụng một trong hai hình phạt chính là phạt tù hoặc phạt tiền hoặc cả hai hình phạt trên. Ngoài ra, ở khoản 2 và khoản 3 Điều 14 của Hiệp định còn cho phép hai bên tuỳ nghi lựa chọn áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt bổ sung hay biện pháp tư pháp (như tịch thu, tiêu huỷ hàng hóa, nguyên liệu, công cụ thực hiện tội phạm…) và cho phép hình sự hóa đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khác nếu xét thấy cần thiết.

b/ Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tại Phụ lục A - Sở hữu trí tuệ của Hiệp định có ghi: "Mỗi bên, phù hợp

với pháp luật của mình và các Hiệp định song phương liên quan đến sở hữu trí tuệ đã được ký kết hoặc sẽ được ký kết giữa các bên, bảo đảm bảo hộ một cách đầy đủ và hiệu quả tài sản trí tuệ được tạo ra hoặc sử dụng cho các hoạt

động hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định". Như vậy để đáp ứng yêu cầu "bảo

hộ một cách đầy đủ và hiệu quả tài sản trí tuệ" ngoài sử dụng các biện pháp dân sự, hành chính các bên còn có thể sử dụng biện pháp hình sự trong những trường hợp đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

c/ Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Thuỵ Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ làm tại Hà Nội ngày 07/7/1999 và có hiệu lực từ ngày 08/6/2000

Cũng như các Hiệp định liên quan đến sở hữu trí tuệ mà Chính phủ Việt Nam ký kết với Chính phủ Hoa Kỳ, Hiệp định này coi trọng việc bảo hộ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Thuỵ Sĩ. Chính phủ hai nước đã nhất trí cùng hướng tới mục đích ngăn chặn sự sai lệch trong thương mại do việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không thoả đáng và không hiệu quả gây ra, bảo đảm việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ một cách thoả đáng, hữu hiệu cũng như việc thực thi các quyền đó đặc biệt là việc chống nạn hàng giả. Hai bên ký kết phải bảo đảm rằng các biện pháp (dân sự, hình sự, hành chính) được sử dụng để bảo hộ sở hữu trí tuệ ít nhất phải đạt được mức độ mà Hiệp định TRIPS đã quy định.

Một phần của tài liệu Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong luật hình sự Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)