BẢNG 3 3 DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.

Một phần của tài liệu thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 32 - 36)

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.

1994 1995 1996 1997 1998

Doanh số cả nước 100 100 100 100 100

Miền núi trung du 13,5 14,8 12,7 12,9 12,8

Đồng bằng sông Hồng 21,1 22,2 19,8 19,3 18,8

Khu IV cũ 9,6 9,4 9,5 9,3 9,4

Duyên hải Miền Trung 10,3 8,3 8,2 8,1 8,2

Tây Nguyên 4,6 7,6 9,7 9,9 10,1

Đông Nam Bộ 13,6 18,5 20,9 21,2 21,3

Đồng bằng Sông C.long 27,2 19,2 19,2 19,3 19,4

Nguồn: Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn

Điều tra cho thấy những vùng có nhiều làng nghề truyền thống thì hoạt động tín dụng sôi nổi hơn, tỷ lệ vay nghề truyền thống chiếm 50 - 70% vốn vay. Còn ở các huyện có công nghiệp nông thôn phát triển thì vốn tín dụng luôn luôn thiếu, dư nợ ngân hàng cao và mạng lưới tổ chức tín dụng rất phát triển. Vốn tín dụng đã góp phần giải quyết việc làm cho nông dân trong năm, trong thu nhập, hạn chế tiêu cực, an ninh chính trị được giữ vững.

Hạn chế của hoạt động tín dụng.

Thiếu vốn là khó khăn lớn nhất để phát triển công nghiệp nông thôn nhất là vốn vay trung dài hạn còn thấp so với nhu cầu. Ngân hàng chỉ cho vay mua

nguyên vật liệu là chính, còn vốn trung và dài hạn để mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ, xây dựng nhà xưởng còn rất thiếu chưa đáp ứng nhu cầu. Vốn cho phát triển công nghiệp nông thôn chủ yếu dựa vào vốn tự có và vốn tín dụng. Vốn tự có của hộ sản xuất còn rất thấp, chưa tích lũy cao, vốn tín dụng còn hạn chế. Mạng lưới tín dụng nông thôn phát triển chưa rộng khắp. Đối với hệ thống tín dụng quốc doanh chỉ có Ngân hàng nông nghiệp mà mỗi huyện có mỗi chi nhánh, bình quân 8 xã có một phòng giao dịch phục vụ người nông dân đi gửi hoặc nhận vốn vay, có nơi phải đi xa hàng ngàn kilomet.

Tín dụng ngoài quốc doanh chưa nhiều mà quy mô lại nhỏ bé, 16 ngân hàng cổ phần nông thôn, 75 hợp tác xã tín dụng, 148 quỹ tín dụng ngoài quốc doanh, mới chỉ hoạt động chủ yếu trên một địa bàn nhất định.

Cơ sở vật chất hệ thống tín dụng nông thôn còn nghèo nàn, phương tiện làm việc giao dịch còn rất đơn giản thô sơ.

Trình độ cán bộ còn thấp, chưa qua đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, mói qua lớp đào tạo huấn luyện ngắn ngày.

Hệ thống chính sách đối vớ tín dụng công nghiệp nông thôn chưa hoàn chỉnh, còn nhiều vấn đề phải hoàn thiện và nghiên cứu: lãi suất cho vay còn cao, chưa có hệ thống chỉ tiêu, huy động và điều hoà vốn chưa nhanh nhạy.

4-/ Doanh nghiệp công nghiệp nông thôn.

Doanh nghiệp công nghiệp nông thôn ra đời để cung ứng đầu vào và giải quyết đầu ra cho hộ nông dân. Các doanh nghiệp cung cáp vốn năng lượng, nguyên liệu, công cụ, vật tư kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi cho sản xuất nông nghiệp. Doanh nghiệp tổ chức và đảm nhiệm những khâu trọng yếu, giúp nông dân hệ thống công nghiệp chế biến, bảo quản khắc phục kịp thời, tránh thất thoát hư hỏng, nâng cao giá trị hàng hoá lên nhiều lần tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho nông dân, giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm bằng cách mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, hướng mạnh vào xuất khẩu thông qua các tổ chức hiệp hội của từng mặt hàng, nhóm hàng đảm bảo lợi ích chính đáng của người sản xuất, tránh cạnh tranh không lành mạnh sinh ra ép giá, cuối cùng làm nông dân thiệt thòi. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, kể cả kiến thức về quản lý và quản trị kinh doanh. Thành lập các viện, trạm triển

khai nghiên cứu công nghệ cây giống phục vụ cho nông nghiệp nông thôn góp phần liên kết giữa liên kết khoa học và sản xuất.

Các doanh nghiệp nông thôn hoạt động được thể hiện bằng quy mô sản xuất, trình độ cơ khí hoá và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Quy mô sản xuất của doanh nghiệp nông thôn bình quân vốn ban đầu ít hơn 5 lần, sử dụng lao động ít hơn 1 - 3 lần, đầu tư một lao động nhỏ hơn 3 lần so với chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp thành thị, có hơn 60% doanh nghiệp nông thôn dựa vào vốn tự có hay vốn vay lãi thấp khi mới thành lập, tín dụng ngân hàng có vai trò cực kỳ lớn trong việc hình thành vốn ban đàu của doanh nghiệp. Khoảng 50% doanh nghiệp sử dụng công cụ cầm tay, 15,5% sử dụng nửa cơ khí, 39,4% sử dụng máy chạy điện. Công nghệ chuyển giao chủ yếu từ nguồn máy móc loại thải của thành thị hay tự chế tạo thiết bị nhập khẩu còn hạn chế, điện khí nông thôn thấp kém và công suất thấp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp hơn doanh nghiệp thành thị, giá trị tăng thêm của doanh nghiệp nông thôn còn thua xa doanh nghiệp thành thị.

Sự đa dạng của doanh nghiệp nông thôn phản ánh qua kết cấu nguồn thu nhập bình quân khoảng 73,4% tổng doanh thu các doanh nghiệp thông qua điều tra là do tiêu thụ sản phẩm, 20,4% do thu từ dịch vụ, khoảng 6,2% là từ nguồn thu khác gần nửa số doanh có giá trị tăng thêm một lao động là dưới 200 đô la/năm và gần 1/4 doanh nghiệp đạt trên 500 đô la. Qua đó phần lớn cho thấy các doanh nghiệp còn ở tình trạng sơ khai với lượng vốn ít ỏi, phươgn thức hoạt động thô sơ và tạo ra mức thu nhập thấp.

Các doanh nghiệp nông thôn đều là bộ phận của kinh tế nông thôn, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động của chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Việc cung cấp nguyên liệu và sử dụng lao động trong năm có sự biến thiên quá lớn. Số lượng hoạt động phi nông nghiệp phụ thuộc vào hoạt động nông nghiệp theo mùa vụ khác nhau. Cũng tương tự việc cung cấp nông sản liên quan chặt chẽ tới thời kỳ thu hoạch. Dễ dàng nhận thấy nhiều doanh nghiệp gia đình ngừng sản xuất lúc thời vụ bận rộn để các thành viên dành thời gian cho hoạt động nông nghiệp.

Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp nông thôn tỏ ra lỏng lẻo hơn nhiều so với các doanh nghiệp thành thị nghĩa là sự phồn thịnh hay suy vong của các doanh nghiệp nông thôn và mức độ ảnh hưởng qua lại lẫn nhau rất thấp.

Sản phẩm doanh nghiệp nông thôn tỏ ra yếu thế hơn sản phẩm cùng loại được sản xuất ở thành thị do vốn đầu tư nhỏ, năng suất lao động thấp, phương pháp sản xuất đơn giản, lại ở trong một môi trường địa phương nghèo nàn về cơ sở hạ tầng cũng như xa cách thị trường tiêu thụ.

Doanh nghiệp nông thôn hoạt động kinh doanh dựa trên cơ sở tiền mặt, 88,6% doanh nghiệp thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng, việc mua bán bằng tín dụng là hiếm thấy. Rất khó tiếp cận với lượng vốn vay lớn mà lãi suất thấp, khảo sát cho thấy 44% doanh nghiệp sử dụng vốn dưới 10 triệu đồng.

Doanh nghiệp nông thôn vẫn được sự hỗ trợ bởi Nhà nước, song là trợ giúp về mặt giấy tờ thủ tục hay các chính sách, 30% doanh nghiệp được hưởng giảm thuế, miễn thuế tạm thời, sự giúp đỡ về máy móc, tín dụng lớn hầu như rất ít.

Lao động ở các doanh nghiệp chỉ được đào tạo sơ sài nên tay nghề non kém. Mức lương lao động công nghiệp nông thôn thấp ảnh hưởng đến mức sống, thu nhập, ngày càng xoáy sâu vào vòng luẩn quẩn của kinh tế nông thôn.

Trong các loại hình doanh nghiệp nông thôn, hộ gia đình cá thể vẫn giữ số lượng lớn nhưng quy mô hoạt động nhỏ, ngược lại các dnnn là có rất ít nhưng được sự hỗ trợ của Nhà nước nên quy mô lớn có khả năng cạnh tranh cao, tạo thu nhập, tăng việc làm cho nông thôn. Hộ gia đình cá thể tăng lên nhanh từ 34870 nghìn hộ (1991) đã tăng lên, thành hơn 7 triệu hộ 1999. Hợp tác xã đã bị thu hẹp so với năm 1991 nhưng những năm gần đây có khuynh hướng tăng lên thể hiện 4000 (1998) và 4600 hợp tác xã (1999). Với cơ chế thị trường mở cửa, các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đã xâm nhập vào nông thôn nhiều hơn. Giai đoạn 1991 - 1999, doanh nghiệp Nhà nước đã tăng gần 90 doanh nghiệp còn doanh nghiệp tư nhân tăng xấp xỉ 900 cái. Các tổ sản xuất cũng được phát triển và mở rộng, dựa vào số tổ sản xuất ta thấy từ 11163 tổ lên 11860 tổ, điều này cho thấy tổ sản xuất có thể được phát triển mở rộng chứ số lượng tổ sản xuất không thay đổi lớn. Làng nghề trong nông thôn đã có thời kỳ bị mai một, nay được ngành nghề, làng nghề, từ 8867 làng nghề 91991) tăng lên thành 9267 làng nghề (1999). Qua bảng thống kê các loại hình doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nông thôn, ta nhận thấy các loại hình doanh nghiệp đều có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng có phần chậm chạp thể hiện ở sự gia tăng tổ sản xuất, các làng nghề hay hợp tác xã.

BIỂU 34 - TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆPNÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 1991 - 1999

Một phần của tài liệu thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 32 - 36)