BIỂU 3 1 TRÌNH ĐỘ KỸ THUẬT CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (%) Chế biến

Một phần của tài liệu thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 29 - 31)

Dệt may 2,8 2,71 28,65 65,84 2,05

Cơ khí 9,1 14,33 38,80 37,76 2,35

Nguồn: Báo CN số 8/99

2-/ Công nghệ công nghiệp nông thôn.

Thay đổi công nghệ là quá trình chuyển từ trạng thái công nghệ này sang trạng thái công nghệ khác, được thể hiện ở 3 mặt sau:

- Cải tiến hiện đại hoá công nghệ truyền thống: công nghệ truyền thống bao gồm sự khéo léo của bàn tay, sử dụng máy cơ khí hoặc nửa cơ khí và việc áp dụng các phương pháp canh tác truyền thống. Hiện đại công nghệ truyền thống là sự cải tiến đổi mới dựa trên cái nền là truyền thống làm cho nó có trình độ công nghệ thích ứng đáp ứng được nhu cầu chế tạo sản phẩm có chất lượng cao.

- Tự nghiên cứu áp dụng công nghệ mới từ trong nước. Đây là hướng thay đổi công nghệ cần thiết nhằm phát huy vai trò của năng lực giải quyết một số ván đề kỹ thuật và công nghệ đặc thù của Việt Nam mà chỉ bằng con đường tự nghiên cứu, phát triển công nghệ từ thành thị và Nhà nước. Công nghệ thành thị thường tiến bộ hơn công nghệ nông thôn, công nghệ nước ngoài tiến bộ hơn công nghệ trong nước. Do đó chuyển giao công nghệ từ nơi tiến bộ đến nơi kém tiến bộ hơn là vấn đề tất yếu.

Trong các ngành nông thôn, trình độ kỹ thuật chỉ tập trung ở thủ công bán cơ khí, chưa có kỹ thuật tự động, ngành chế biến nông lâm sản có tỷ trọng thủ công bán cơ khí chiếm 53,96% còn cơ khí chiếm56,04%, còn tiểu thủ công nghiệp thủ công bán cơ khí chiếm 93,4% còn cơ khí chỉ có 6,6%.

BIỂU 31 - TRÌNH ĐỘ KỸ THUẬT CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN (%).Chế biến Chế biến nông lâm sản Nhóm CN xây dựng Dịch vụ TTCN Thủ công bán cơ khí 61,51 70,69 43,96 93,4 Cơ khí 38,49 29,31 56,04 6,6

Tự động - - - - Nguồn: Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn.

Nâng cao trình độ trang thiết bị kỹ thuật trong ngành chế biến nông lâm sản, sử dụng các công nghệ cải tiến, máy thải của công nghiệp thành thị, các máy tự chế từ đó giải phóng lao động cực nhọc, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời từng bước đổi mới trang thiết bị. Công nghệ trong các ngành sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất hàng tiêu dùng, một số cơ sở sản xuất gạch ngói đã áp dụng công nghệ lò đứng, lò quay, lò tuynen, thay cho công nghệ đốt lò, các làng nghề dệt và giấy đã áp dụng máy dệt, máy xéo giấy thay cho lao động bằng chân thủ công.

Trình độ công nghệ nói chung ở nông thôn còn thấp và chậm thay đổi công nghệ thủ công vừa cơ khí vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng hiện nay, đang có hướng chuyển dịch sang ngành cơ khí . Công nghệ truyền thống chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, sự khéo léo của bàn tay, ngay như công nghiệp chế biến chủ yếu là lao động thủ công ở trình độ sơ chế. Công nghệ kém thể hiện ở sản phẩm công nghiệp nông thôn sản xuất ra còn chất lượng thấp, trong các ngành công nghiệp nông thôn tỷ lệ lao động giữ vị trí chủ yếu. Tuy rằng sản phẩm công nghiệp nông thôn phong phú nhưng giá thành của chúng thấp, chất lượng kém nên các cơ sở không thể ứng dụng các công nghệ kỹ thuật đắt tiền, điều này đã ngăn cản việc chuyển dịch công nghệ ở nông thôn.

Đổi mới công nghệ chưa thực hiện có hệ thống, cơ bản mới chỉ đổi mới ở một số khâu trọng điểm. Kênh chuyển giao công nghệ qua sử dụng các công nghệ lỗi thời ở các doanh nghiệp thành thị song vẫn phù hợp với trình độ và quy mô của công nghệ ở nông thôn; sử dụng các thiết bị máy móc của các doanh nghiệp thành thị sản xuất ra như thiết bị chế biến lương thực, máy cơ khí nhỏ, tự chế tạo các thiết bị đơn giản; nhập từ Trung quốc các máy cơ khí nhỏ với giá thấp, chất lượng thấp. Nguồn đổi mới công nghệ ở nông thôn: 5,19% máy móc loại thải từ doanh nghiệp thành thị, 68,18% công nghệ sản xuất ở trong nước, 24,13% nhập khẩu, 55,19% tự chế tạo.

Đổi mới công nghệ chưa chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn lao động do công nghệ áp dụng quá lạc hậu, thải chất quá nhiều, làm cho nhiệt độ nông thôn tăng cao, bụi bẩn xi măng, hoá chất gây ô nhiễm mạnh.

Năng lực nội sinh về nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học ở nông thôn còn thấp vì chưa có lực lượng nghiên cứu, thông tin, tư vấn về công nghệ và chuyển giao công nghệ chưa phát triển, kết cấu hạ tầng phục vụ nghiên cứu và triển khai công nghệ chưa phát triển.

Nhu cầu đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ đòi hỏi một khối lượng vốn lớn, việc cung cấp đủ vào thời điểm thích hợp, lãi suất cho vay và thủ tục cho vay còn nhiều vấn đề khó khăn gây khó khăn cho chuyển giao công nghệ nông thôn.

3-/ Tín dụng đối với phát triển công nghiệp nông thôn.

Kết quả hoạt động tín dụng.

Vốn huy động cuối năm 1994 trên địa bàn nông thôn của tất cả các tổ chức tín dụng đạt khoảng 8500 tỷ đồng, chiếm 35% vốn huy động, trong đó ngân hàng nông nghiệp huy động 5.500 tỷ đồng. Tuy nhiên con số vốn có của các ngân hàng đã tăng nhanh năm 1997, ngay như ở ngân hàng cổ phần trong nông thôn đã đạt 59286 triệu đồng tổng nguồn vốn, 54.210 triệu đồng tổng số vốn vay.

Một phần của tài liệu thực trạng công nghiệp nông thôn Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w