- Tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh Kỳ hạn và cách thức thu nợ và lãi.
2.6. KỸ THUẬT TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN.
2.6.1.Lãi suất cho vay.
Lãi suất cho vay trung dài hạn phụ thuộc vào lãi suất chung trên thị trường và thường được xác định bằng lãi suất huy động vốn cộng phí ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng.
Cho vay với thời hạn càng dài thì tính thanh khoản của khoản cho vay càng thấp, chứa đựng nhiều yếu tố bất định dẫn đến khả năng xảy ra rủi ro càng lớn. Vì thế lãi suất cho vay trung dài hạn lớn hơn lãi suất ngắn hạn và thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
Lãi suất còn phụ thuộc vào khách hàng vay và khoản vay. Với những khách hàng lớn thông thường rủi ro thấp hơn so với các khách hàng nhỏ nên ngân hàng thường chấp nhận mức lãi suất thấp hơn. Nếu xét đến độ lớn của khoản vay thì khoản vay càng lớn lãi suất càng thấp do chi phí cho khoản vay lớn thấp hơn một cách tương đối so với khoản vay nhỏ.
Đối với mỗi khoản vay trung dài hạn, lãi suất có thể cố định hoặc biến đổi theo lãi suất thị trường tuỳ theo sự thoả thuận giữa khách hàng và TCTD. Lãi suất biến đổi căn cứ trên cơ sở lãi suất cơ bản của ngân hàng và lãi suất của một số thị trường liên ngân hàng quan trọng. Mức lãi suất do hai bên thoả thuận nhưng vẫn phải nằm trong khung lãi suất do ngân hàng nhà công bố cho từng thời kỳ. Ngoài ra các bên áp dụng lãi suất nền và lãi suất trần để hạn chế tính biến động của lãi suất, giảm rủi ro cho cả người vay và người cho vay.
Ví dụ:
Hợp đồng tín dụng trung dài hạn áp dụng lãi suất thả nổi lúc khởi đầu thời hạn cho vay là 12.5%, lãi suất nền và lãi suất trần là 10.5% và 14.5%. Đến kỳ
hạn điều chỉnh lãi suất mà lãi suất trên thị trường thấp hơn 10.5% thì áp dụng mức lãi suất 10.5%, nếu mức lãi suất thực tế cao hơn 14.5% thì áp dụng mức lãi suất 14.5%.
2.6.2.Đảm bảo
Cho vay trung dài hạn thường có rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn nên các ngân hàng thường muốn có sự đảm bảo chắc chắn hơn. Tài sản dùng để đảm bảo phải có giá trị lâu dài và không bị mất giá theo thời gian.
Tài sản đảm bảo được sử dụng cho thu hồi nợ dự phòng nên đối với trường hợp có rủi ro lớn thì ngân hàng có yêu cầu về tài sản đảm bảo chặt chẽ hơn so với trường hợp rủi ro thấp. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, để vay vốn trung dài hạn phải có tài sản đảm bảo chắc chắn. Đối với các doanh nghiệp lớn, có uy tín trên thị trường, có tài sản lớn thì việc đảm bảo vốn vay được nới lỏng hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khả năng trả nợ của doanh nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả của dự án vay vốn, quy mô tài sản riêng của doanh nghiệp trên vốn vay. Trường hợp doanh nghiệp có quy mô tài sản lớn nhưng hầu hết lại được hình thành từ vốn vay của các dự án khác chưa thanh toán hết nợ thì khả năng trả nợ của doanh nghiệp không thể dựa vào các dự án khác được. Vì thế nhất thiết phải có đảm bảo chắc chắn cho khoản vay mà ngân hàng dự định cung cấp.
2.6.3.Giải ngân và quản lý khoản vay.
Đối với các mục đích vay khác nhau thì phương thức giải ngân cũng khác nhau. Đối với trường hợp vay vốn để mua sắm trang thiết bị thì ngân hàng tiến hành ứng trước toàn bộ số tiền vay một lần. Đối với trường hợp vay vốn để hình thành tài sản cố định trong một thời gian dài thì phương thức giải ngân thường được áp dụng là giao tiền vay theo tiến độ hình thành tài sản vay. Đối với trường hợp vay để tài trợ cho nhu cầu về tài sản lưu động thì tùy thuộc
theo nhu cầu về tài sản của doanh nghiệp mà ngân hàng giải ngân một lần hoặc nhiều lần.
Các phương thức giải ngân có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khoản vay được khách hàng sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, ngân hàng dễ dàng kiểm soát tiền vay hơn. Các ngân hàng không bao giờ ứng trước tiền vay cho khách hàng trước khi nhu cầu chi tiêu của khách hàng có liên quan đến mục đích vay phát sinh. Ngân hàng đứng ra thanh toán trực tiếp thay cho khách hàng thay vì đưa tiền cho khách hàng để họ tự thanh toán là phương thức giải ngân tốt để kiểm soát việc sử dụng tiền vay đúng mục đích vay.
2.6.4.Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ. Thời hạn cho vay.
Trừ trường hợp tín dụng tuần hoàn thì tín dụng trung dài hạn có hai trường hợp về thời hạn cho vay.
- Trường hợp khoản vay phát huy ngay hiệu quả sau khi giải ngân thì thời hạn cho vay chính là thời hạn thu hồi nợ.
- Trường hợp sau khi giải ngân, cần có một khoảng thời gian sau thì khoản vay mới phát huy hiệu quả và có khả năng trả nợ thì thời hạn cho vay ngoài thời gian thu hồi nợ còn phải tính cả khoảng thời gian trước khi khoản vay phát huy hiệu quả. Khoảng thời gian này gọi là thời hạn ân hạn.
Thời hạn cho vay Thời hạn ân hạn Thời hạn thu hồi
Công thức thường được áp dụng để tính thời gian thu hồi nợ là :
Thời hạn thu hồi nợ = Số tiền vay ban đầu / Số tiền thanh toán gốc hàng năm
Kỳ hạn trả nợ.
Có các phương án về kỳ hạn trả nợ mà khách hàng có thể thoả thuận với TCTD là :
- Các kỳ hạn trả nợ đều nhau.
- Các kỳ hạn trả nợ có tính thời vụ.
- Kỳ hạn trả nợ một lần vào lúc kết thúc thời hạn vay.
Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ sẽ quyết định thời lượng trả nợ. Tuỳ thuộc của từng khách hàng với mức độ rủi ro khác nhau mà ngân hàng chấp nhận thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ khác nhau. Nếu khách hàng vay có mức độ rủi ro thấp thì ngân hàng sẽ chấp nhận thời lượng cho vay dài hơn trường hợp khách vay có mức độ rủi ro cao.
Thời lượng cho vay được tính theo công thức sau:
∑∑ ∑ = = + + = n t t t n t t t i CF i xt CF D 1 ) ( 1 ) ( ) 1 ( ) 1 (
Ví dụ: có 3 phương án cho vay như sau.
- Phương án 1. cho vay 12 tỷ đồng, thời hạn cho vaylà 3 năm, lãi suất 12%. Vốn và lãi được hoàn trả một lần lúc kết thúc hợp đồng.
- Phương án 2. cho vay 12 tỷ đồng, thời hạn cho vay 3 năm, lãi suất 12%. Vốn được hoàn trả một lần lúc kết thúc hợp đồng, lãi được hoàn trả mỗi năm.
- Phương án 3. cho vay 12 tỷ đồng, thời hạn cho vay 3 năm, lãi suất 12%. Lãi và gốc được thanh toán đều nhau cho 3 năm.
Bảng lưu chuyền tiền tệ và thời lượng của các phương án. Vốn hoặc/lãi thanh
toán mỗi năm.
Năm 0 (tỷ đồng) Năm 1 (tỷ đồng) Năm 2 (tỷ đồng) Năm 3 (tỷ đồng) Thời lượng (năm) Phương án 1 12 (16.8 6) 3.00 Phương án 2 12 (1.44 ) (1.44 ) (13.4 4) 2.69 Phương án 3 12 (5.00 ) (5.00 ) (5.00 ) 1.92
Như vậy phương án 1 có thời lượng dài nhất và phương án 3 có thời lượng ngắn nhất. Nếu trường hợp rủi ro thấp ngân hàng có thể lựa chọn cho vay theo phương án 1 hoặc 2, nếu rủi ro cao thì ngân hàng sẽ lựa chọn cho vay theo phương án 3.
2.6.5.Nguồn trả nợ của các khoản vay trung và dài hạn.
Các khoản vay trung và dài hạn được dùng chủ yếu cho nhu cầu tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên. Vì thế, nguồn trả nợ chính đối với các khoản vay này thường là phần tăng thêm trong vốn sở hữu của chủ doanh nghiệp, được tạo từ lợi nhuận sau thuế. Ngoài ra còn một nguồn quan trọng khác dùng để trả nợ trung dài hạn là khấu hao từ các tài sản hình thành từ chính tiền vay.
Cần chú ý rằng khả năng trả nợ của doanh nghiệp không phải là toàn bộ khấu hao và lợi nhuận thu được. Trong giai đoạndoanh nghiệp phát triển, một phần lợi nhuận và khấu hao được doanh nghiệp sử dụng để đầu tư mở rộng. Vì thế ngân hàng cần nghiên cứu về chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp về vấn đề tăng trưởng. Ngay cả khi doanh nghiệp không có tăng
trưởng đáng kể nhưng để giữ vững vị thế trên thị trường, doanh nghiệp cũng cần đầu tư không nhỏ.